Hệ thống pháp luật

Chương 4 Nghị định 159/2007/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản

Chương 4:

ÁP DỤNG CÁC BIỆN PHÁP NGĂN CHẶN

Điều 29. Khám người, tạm giữ người theo thủ tục hành chính

1. Khám người theo thủ tục hành chính, thực hiện theo quy định tại Điều 47 của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính.

2. Tạm giữ người theo thủ tục hành chính thực hiện theo quy định tại các Điều 44, 45 của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính và Nghị định số 162/2004/NĐ-CP ngày 07 tháng 9 năm 2004 của Chính phủ ban hành Quy chế tạm giữ người theo thủ tục hành chính.

Điều 30. Khám phương tiện vận tải, đồ vật

Khi có căn cứ để nhận định rằng các phương tiện vận tải, bao túi, thùng chứa hàng... có cất giấu lâm sản trái phép, Đội trưởng Đội Kiểm lâm đặc nhiệm, Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm cấp huyện, Hạt Kiểm lâm rừng đặc dụng, Hạt Kiểm lâm rừng phòng hộ, Đội trưởng Đội Kiểm lâm cơ động và phòng cháy, chữa cháy rừng, công chức Kiểm lâm thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, kiểm soát lâm sản, sử dụng cờ hiệu, biển báo hiệu, còi, hoặc đèn pin (trường hợp trời tối) báo hiệu yêu cầu người điều khiển phương tiện vận tải trên đường bộ, đường thuỷ dừng lại để kiểm soát lâm sản. Việc khám phương tiện, đồ vật thực hiện theo quy định tại Điều 48 của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính.

Điều 31. Khám nơi cất giấu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính

Những người quy định tại điều 45 Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính thuộc lực lượng Kiểm lâm và các cơ quan chức năng khác quy định tại khoản 4 Điều 27 của Nghị định này, khi thực hiện thẩm quyền thanh tra, kiểm tra trong lĩnh vực quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản được quyền quyết định khám hiện trường rừng, hiện trường nơi cất giấu lâm sản, phương tiện vi phạm hành chính theo quy định tại Điều 49 của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính.

Trong trường hợp khám nơi cất giấu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính là nơi ở thì quyết định khám phải được sự đồng ý bằng văn bản của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện trước khi tiến hành. Nơi ở quy định tại Điều này là địa điểm dùng để cư trú thường xuyên cho cá nhân hoặc hộ gia đình có hộ khẩu thường trú hoặc đăng ký tạm trú; có đăng ký phương tiện, nếu phương tiện là nơi cư trú thường xuyên của cá nhân, hộ gia đình.

Điều 32. Tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính

1. Đội trưởng Đội Kiểm lâm đặc nhiệm, Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm cấp huyện, Hạt Kiểm lâm rừng đặc dụng, Hạt Kiểm lâm rừng phòng hộ, Đội trưởng Đội Kiểm lâm cơ động và phòng cháy, chữa cháy rừng và những người khác quy định tại Điều 45 và Điều 46 Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính có quyền tạm giữ tang vật phương tiện vi phạm hành chính.

Việc tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính thực hiện theo quy định tại Điều 46 của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính.

2. Thời gian tạm giữ phương tiện vi phạm hành chính như sau:

a) Đối với vụ việc đơn giản, hành vi vi phạm rõ ràng, không cần xác minh thêm thì thời gian tạm giữ phương tiện vi phạm hành chính không quá 10 ngày.

b) Đối với vụ việc phức tạp, cần tiến hành xác minh thì thời gian tạm giữ phương tiện vi phạm hành chính được kéo dài nhưng tối đa không quá 60 ngày, kể từ ngày tạm giữ phương tiện vi phạm hành chính.

Thời gian tạm giữ phương tiện vi phạm hành chính quy định tại các điểm a, b, khoản 2 Điều này được tính theo ngày làm việc, không bao gồm ngày nghỉ theo quy định của pháp luật.

Nghị định 159/2007/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản

  • Số hiệu: 159/2007/NĐ-CP
  • Loại văn bản: Nghị định
  • Ngày ban hành: 30/10/2007
  • Nơi ban hành: Quốc hội
  • Người ký: Nguyễn Tấn Dũng
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Từ số 766 đến số 767
  • Ngày hiệu lực: 24/11/2007
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
MỤC LỤC VĂN BẢN
MỤC LỤC VĂN BẢN
HIỂN THỊ DANH SÁCH