Hệ thống pháp luật

TIÊU CHUẨN VIỆT NAM

TCVN 8597:2010

KIỂM DỊCH THỰC VẬT – PHƯƠNG PHÁP LUẬN VỀ VIỆC LẤY MẪU CHUYẾN HÀNG

Methodologies for sampling of consignments

Lời nói đầu

TCVN 8597:2010 được xây dựng dựa trên ISPM No. 31 (2008) Methodologies for sampling of consignments;

TCVN 8597:2010 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC/F 19 Kiểm dịch thực vật biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

Lời giới thiệu

Tiêu chuẩn này cung cấp cơ sở thống kê và các phần bổ sung cho TCVN 7666:2007 và TCVN 7667:2007. Việc kiểm tra các chuyến hàng của vật thể thuộc diện kiểm dịch vận chuyển trong thương mại là một công cụ cần thiết để quản lý nguy cơ dịch hại và là quy trình kiểm dịch thực vật (KDTV) được sử dụng thường xuyên nhất trên toàn thế giới để xác định sự có mặt của dịch hại và/hoặc sự tuân thủ các yêu cầu KDTV nhập khẩu.

Việc kiểm tra toàn bộ chuyến hàng thường không khả thi, vì vậy kiểm tra KDTV được thực hiện chủ yếu trên các mẫu thu được từ một chuyến hàng. Cần chú ý rằng, các khái niệm về lấy mẫu được trình bày trong tiêu chuẩn này cũng có thể áp dụng cho các quy trình KDTV khác, nhất là lựa chọn các đơn vị dùng cho thử nghiệm.

Có thể lấy mẫu thực vật, sản phẩm thực vật và các vật thể khác thuộc diện kiểm dịch trước khi xuất khẩu, tại điểm nhập khẩu hoặc các địa điểm khác do Tổ chức bảo vệ thực vật quốc gia (NPPO) xác định.

Điều quan trọng là các qui trình lấy mẫu do NPPO xây dựng và sử dụng đã được chứng minh bằng tài liệu, minh bạch và có tính đến nguyên tắc tác động tối thiểu (TCVN 6907:2010), bởi vì kiểm tra dựa vào việc lấy mẫu nên có thể dẫn đến việc từ chối cấp giấy chứng nhận, từ chối nhập khẩu xử lý hoặc tiêu hủy một chuyến hàng hoặc một phần chuyến hàng.

Phương pháp lấy mẫu do Tổ chức bảo vệ thực vật quốc gia sử dụng sẽ phụ thuộc vào mục đích lấy mẫu (ví dụ, lấy mẫu để thử nghiệm) và có thể chỉ làm cơ sở thống kê hoặc sự bắt buộc về thao tác riêng biệt. Phương pháp được xây dựng để đạt mục đích lấy mẫu, trong phạm vi những bắt buộc về thao tác, các kết quả có thể không có cùng mức tin cậy thống kê như các phương pháp hoàn toàn dựa vào thống kê, nhưng các phương pháp đó vẫn có thể cho các kết quả có giá trị tùy thuộc vào mục đích lấy mẫu. Nếu mục đích duy nhất của việc lấy mẫu là để tăng cơ hội phát hiện dịch hại, thì lấy mẫu chọn lọc hoặc lấy mẫu có chủ đích cũng có giá trị.

 

KIỂM DỊCH THỰC VẬT – PHƯƠNG PHÁP LUẬN VỀ VIỆC LẤY MẪU CHUYẾN HÀNG

Methodologies for sampling of consignments

1. Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này hướng dẫn cho các tổ chức bảo vệ thực vật quốc gia (NPPO) trong việc lựa chọn các phương pháp lấy mẫu thích hợp dùng cho kiểm tra hoặc thử nghiệm các chuyến hàng để xác minh sự tuân thủ các yêu cầu về kiểm dịch thực vật (KDTV).

Tiêu chuẩn này không đưa ra hướng dẫn về lấy mẫu ngoài đồng ruộng (ví dụ, yêu cầu đối với điều tra).

2. Tài liệu viện dẫn

Các tài liệu viện dẫn sau rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung (nếu có).

TCVN 3937, Kiểm dịch thực vật – Thuật ngữ và định nghĩa.

TCVN 6907:2010, Kiểm dịch thực vật – Nguyên tắc đối với bảo vệ thực vật và áp dụng các biện pháp kiểm dịch trong thương mại quốc tế.

TCVN 7666:2007, Kiểm dịch thực vật – Hướng dẫn về hệ thống quy định nhập khẩu

TCVN 7667:2007, Kiểm dịch thực vật – Hướng dẫn kiểm tra.

TCVN 7668:2007, Kiểm dịch thực vật – Phân tích nguy cơ dịch hại đối với dịch hại kiểm dịch thực vật, bao gồm phân tích nguy cơ về môi trường và sinh vật sống biến đổi gen.

ISPM No. 21 (2004), Pest risk

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 8597:2010 về kiểm dịch thực vật - phương pháp luận về việc lấy mẫu chuyến hàng

  • Số hiệu: TCVN8597:2010
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Ngày ban hành: 01/01/2010
  • Nơi ban hành: ***
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: Kiểm tra
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản