Hệ thống pháp luật

TIÊU CHUẨN VIỆT NAM

TCVN 7666:2007

KIỂM DỊCH THỰC VẬT – HƯỚNG DẪN VỀ HỆ THỐNG QUY ĐỊNH NHẬP KHẨU

Guidelines for a phytosanitary import regulatory system

Lời nói đầu

TCVN 7666:2007 được xây dựng dựa trên ISPM No 20, FAO, Rome, 2004;

TCVN 7666:2007 do Tiểu ban kỹ thuật tiêu chuẩn TCVN/TC/F7/SC1 Kiểm dịch thực vật biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

 

KIỂM DỊCH THỰC VẬT – HƯỚNG DẪN VỀ HỆ THỐNG QUY ĐỊNH NHẬP KHẨU

Guidelines for a phytosanitary import regulatory system

1. Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này mô tả cấu trúc và hoạt động của hệ thống quy định nhập khẩu kiểm dịch thực vật (KDTV) và những quyền hạn, nghĩa vụ, trách nhiệm cần được xem xét trong việc thiết lập, điều hành và soát xét hệ thống. Trong tiêu chuẩn này, bất cứ sự tham chiếu pháp luật, quy định, quy trình, biện pháp hoặc hoạt động là một tham khảo pháp luật KDTV, quy định v.v…. trừ khi có quy định khác.

2. Tài liệu viện dẫn

Các tài liệu viện dẫn sau là rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm ban hành thì áp dụng bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm ban hành thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi.

TCVN 3937:2007, Kiểm dịch thực vật – Thuật ngữ và định nghĩa.

TCVN 6907:2001, Biện pháp Kiểm dịch thực vật – Các nguyên tắc KDTV liên quan đến thương mại quốc tế.

TCVN 7515:2005, Kiểm dịch thực vật – Yêu cầu để thiết lập các vùng không nhiễm dịch hại.

TCVN 7516:2005, Hướng dẫn giám sát dịch hại.

TCVN 7668:2007, Phân tích nguy cơ dịch hại đối với dịch hại kiểm dịch thực vật bao gồm phân tích nguy cơ về môi trường và sinh vật sống biến đổi gen.

ISPM No.3, Code of conduct for the import and release of exotic biological control agents (Mã sản xuất cho việc nhập khẩu và phóng thả đối với những tác nhân điều khiển sinh học ngoại lai), FAO, Rome 1996.

ISPM No.7, Export certification system (Hệ thống chứng nhận xuất khẩu), FAO, Rome, 1997.

ISPM No.13, Guidelines for the notification of non-compliance and emergency action (Hướng dẫn thông báo trường hợp không tuân thủ và hành động khẩn cấp) FAO, Rome, 2001.

ISPM No.19, Guidelines on list of regulated pets (Hướng dẫn về danh mục dịch hại thuộc diện điều chỉnh), FAO, Rome, 2003.

ISPM No.21, Pest risk analysis for regulated non-quarantine pests (Phân tích nguy cơ dịch hại đối với dịch hại thuộc diện điều chỉnh nhưng không phải dịch hại kiểm dịch thực vật), FAO, Rome, 2004.

Agreement on the Application of Sanitary and Phytosanitary Measures [Hiệp định áp dụng các biện pháp vệ sinh an toàn thực phẩm và kiểm dịch động thực vật (SPS), Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO)], 1994. World Trade Organization, Geneva.

3. Thuật ngữ, định nghĩa

Trong tiêu chuẩn này áp dụng các thuật ngữ và định nghĩa theo TCVN 3937:2007.

4. Khái quát yêu cầu

Mục đích của hệ thống quy định KDTV nhập khẩu là ngăn chặn sự du nhập của dịch hại KDTV hoặc hạn chế sự xâm nhập của các dịch hại thuộc diện điều chỉnh nhưng không phải dịch hại KDTV theo hàng hóa và những vật thể thuộc diện KDTV nhập khẩu khác. Hệ thống quy định KDTV nhập khẩu bao gồm hai phần:

- khung điều chỉnh về pháp luật, các quy định và quy trình KDTV;

- tổ chức bảo vệ thực vật quốc gia (NPPO) có trách nhiệm điều hành hoặc giám sát hệ thống.

Khung pháp lý bao gồm: quyền hợp pháp cho NPPO thực hiện những nhiệm vụ của mình, các biện pháp mà hàng hóa nhập khẩu phải tuân thủ và những biện pháp khác (bao gồm cả việc cấm) liên quan đến hàng hóa hoặc vật thể thuộc diện KDTV khác nhập khẩu, các hoạt động có thể được thực

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7666:2007 về kiểm dịch thực vật - hướng dẫn về hệ thống quy định nhập khẩu

  • Số hiệu: TCVN7666:2007
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Ngày ban hành: 01/01/2007
  • Nơi ban hành: ***
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 22/01/2025
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản