Hệ thống pháp luật

TCVN 8224:2009

CÔNG TRÌNH THUỶ LỢI - CÁC QUI ĐỊNH CHỦ YẾU VỀ LƯỚI KHỐNG CHẾ MẶT BẰNG ĐỊA HÌNH

Hydraulic Works - The basic stipulation for topographic horizontal control networks

1. Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này bao gồm những quy định chủ yếu về lưới khống chế cơ sở mặt bằng địa hình từ lưới hạng 4, giải tích 1, giải tích 2, đường chuyền cấp 1, cấp 2, nối với lưới khống chế quốc gia (hạng 0, II, III ), phục vụ đo vẽ địa hình các công trình thủy lợi ở Việt Nam.

2. Tài liệu viện dẫn

Quy phạm khống chế lưới tam giác hạng 1, 2, 3, 4 Nhà nước do Cục đo đạc và bản đồ xuất bản năm 1976 nay thuộc Bộ Tài Nguyên và Môi trường;

TCXDVN 364 : 2006, Tiêu chuẩn kỹ thuật đo và xử lý số liệu GPS trong trắc địa công trình;

3. Thuật ngữ và định nghĩa

3.1. Lưới tam giác dày đặc (full triangular network)

Là xây dựng lưới dày đặc theo hình lưới.

3.2. Khóa tam giác dây (triangular line)

Là xây dựng chuỗi tam giác nối nhau thành hình dây, có hai đối tượng gốc khống chế hai đầu (điểm gốc, đường đáy).

3.3. Lưới phù hợp (suitable planming network)

Là lưới xây dựng xuất phát từ điểm hạng cao hơn khép về hai điểm điểm hạng cao hơn khác hoặc về một cạnh gốc khác.

3.4. Lưới khép kín (close planming network)

Là lưới xuất phát từ một điểm hạng cao hoặc cạnh hạng cao, sau khi xây dựng lưới lại khép về chính nó.

3.5. Lưới điểm nút (intersection planming network)

Là lưới xây dựng bởi nhiều tuyến giao nhau tạo thành nhiều điểm nút (từ hai điểm nút trở lên).

3.6 . Phương pháp bình sai chính xác lưới (regular method)

Là sử dụng phương pháp số bình phương nhỏ nhất ([Pvv] = min ) có thể theo điều kiện (phương pháp bình sai điều kiện), có thể theo ẩn số (phương pháp bình sai gián tiếp), có thể kết hợp hai phương pháp (bình sai điều kiện có ẩn số, bình sai gián tiếp có điều kiện) đảm bảo phân phối trị sai số tiệm tiến nhất trị thực của chúng vào kết quả đo, tăng độ chính xác của tài liệu địa hình.

3.7. Phương pháp GPS (GPS method)

Là xác định cao, toạ độ qua hệ thống định vị toàn cầu GPS (global positioning system).

4. Quy định kỹ thuật

4.1 Hệ tọa độ

4.1.1 Sử dụng hệ toạ độ VN2000, lấy Ellipsoid WGS 84 làm Ellipsoid thực dụng, bán trục lớn a = 6378,137 Km, bán trục nhỏ b= 6356.752 Km, độ dẹt a = 1/298.257223563.

4.1.2 Khi công trình ở những vùng hẻo lánh như biên giới, hải đảo, vùng sâu vùng xa chưa có lưới quốc gia, có thể áp dụng một trong hai trường hợp:

a) Sử dụng các máy thu GPS, đo tọa độ GPS trong hệ WGS 84 (hệ quốc tế) từ các điểm có tọa độ quốc gia ở xa, sau đó chuyển về hệ VN2000.

b) Giả định theo bản đồ 1:50.000 VN2000 đã được bổ sung năm 2000-2001 thống nhất toàn công trình và sau đó chuyển về VN2000 khi có điều kiện liên kết với hệ quốc gia.

4.2 Các phương pháp xây dựng lưới

Để kết hợp các loại thiết bị đo đạc thông dụng hiện có ở nước ta, tiêu chuẩn này quy định các phương pháp sau:

4.2.1 Các phương pháp được xây dựng bằng các máy toàn đạc điện tử và kinh vĩ:

- Phương pháp tam giác, đa giác, giao hội;

- Phương pháp đường chuyền.

4.2.2 Phương pháp xác định cao, tọa độ bằng hệ thống định vị toàn cầu: Phương pháp GPS.

4.2.3 Việc sử dụng các phương pháp xây dựng lưới tiến hành theo phuơng án lập trong đề cương khảo sát địa hình đã được các cấp có thẩm quyền phê duyệt nhằm xác định chính xác vị trí các điểm khống chế với hiệu quả kinh tế tốt nhất (thời gian ngắn nhất, số điểm phù hợp và kinh phí thấp nhất).

4.3 Điểm gốc của lưới

Lưới khống chế cơ sở hạng 4 lấy điểm kh

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 8224:2009 về công trình thủy lợi - các quy định chủ yếu về lưới khống chế mặt bằng địa hình

  • Số hiệu: TCVN8224:2009
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Ngày ban hành: 01/01/2009
  • Nơi ban hành: ***
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 22/11/2024
  • Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực
Tải văn bản