Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
QUI PHẠM KHỐNG CHẾ MẶT BẰNG CƠ SỞ TRONG CÔNG TRÌNH THỦY LỢI
Survey Standards of Basic Horizontal Control Network for Hydraulic Engineering Projects
(Ban hành theo quyết định số: 04/2002/QĐ-BNN, ngày 07 tháng 01 năm 2002 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
1.1. Phạm vi ứng dụng.
Quy phạm khống chế mặt bằng cơ sở công trình thủy lợi chỉ quy định cho lưới hạng 4, giải tích 1, giải tích 2, đường chuyền cấp 1, cấp 2, nối từ lưới khống chế quốc gia (hạng 1, 2, 3), phục vụ khống chế cơ sở đo vẽ địa hình các công trình thủy lợi ở Việt Nam.
1.2. Hệ tọa độ.
1.2.1. Sử dụng hệ toạ độ VN2000, lấy Ellipsoid WGS 84 làm Ellipsoid thực dụng, bán trục lớn a = 6378,137 Km, độ dẹt α = 1/298.257223563.
1.2.2. Khi công trình ở những vùng hẻo lánh như biên giới, hải đảo, vùng sâu vùng xa chưa có lưới quốc gia, có thể áp dụng một trong hai trường hợp:
a. Sử dụng các máy thu GPS, đo tọa độ GPS trong hệ WGS 84 (hệ quốc tế) từ các điểm có tọa độ quốc gia ở xa, sau đó chuyển về hệ VN2000.
b. Giả định theo bản đồ 1:50.000 UTM đã được bổ sung năm 1996 - 1997 và chuyển về lưới chiếu Gauss, thống nhất toàn công trình và sau đó chuyển về VN2000.
1.3. Các phương pháp xây dựng lưới.
Lưới khống chế cơ sở trong công trình thủy lợi được xây dựng theo các phương pháp sau:
- Phương pháp tam giác đa giác;
- Phương pháp đường chuyền;
- Phương pháp GPS.
1.4. Điểm gốc của lưới.
Lưới khống chế cơ sở hạng 4 lấy điểm khống chế Nhà nước hạng 3 làm điểm gốc, lưới cấp 1 (giải tích 1, đường chuyền cấp 1) lấy điểm cơ sở hạng 4 làm gốc, lưới cấp 2 (giải tích 2, đường chuyền cấp 2) lấy điểm cấp 1 làm gốc.
1.5. Sai số về góc.
Sai số trung phương đo góc trong lưới cơ sở:
- Hạng 4: 2”5;
- Lưới giải tích 1: 5”;
- Lưới giải tích 2: 10”;
- Lưới đường chuyền cấp 1: 5”;
- Lưới đường chuyền cấp 2: 10”.
1.6. Sai số về cạnh.
1.6.1. Sai số trung phương tương đối đo cạnh gốc của các lưới quy định như sau:
- Lưới tam giác hạng 4:
- Lưới giải tích 1:
- Lưới giải tích 2:
1.6.2. Sai số đo cạnh của lưới đường chuyền quy định:
- Đường chuyền hạng 4:
- Đường chuyền cấp 1:
- Đường chuyền cấp 2:
1.7- Khu vực sử dụng.
1.7.1. Lưới tam giác hạng 4, giải tích 1, giải tích 2 bố trí thuận lợi ở các dạng sau:
- Khu vực đồi núi cao, nhiều đỉnh đồi độ phủ thực vật không cao;
- Khu vực tương đối bằng phẳng, ít nhà, khu dân cư, không cản trở hướng tuyến ngắm;
- Khu vực có diện tích rộng đều cả hai chiều X, Y.
1.7.2. Đường chuyền hạng 4, cấp 1, cấp 2 bố trí thuận lợi ở những khu vực:
- Khu vực thành phố, thị trấn;
- Khu vực xây dựng công trình, khai mỏ;
- Khu vực có nhiều làng xóm dày đặc;
- Dọc theo băng kênh, tuyến đập, đường.
1.8. Thuật ngữ dùng trong tiêu chuẩn.
Để xem đầy đủ nội dung và sử dụng toàn bộ tiện ích của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
- 1Tiêu chuẩn ngành 14 TCN 140:2005 về đất xây dựng công trình thủy lợi - Phương pháp xác định độ bền chống cắt của đất bằng thiết bị cắt phẳng trong phòng thí nghiệm
- 2Tiêu chuẩn ngành 14 TCN 198:2006 về công trình thủy lợi - Các công trình tháo nước - Hướng dẫn tính khí thực do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 3Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8226:2009 về công trình thủy lợi - Các quy định chủ yếu về khảo sát mặt cắt và bình đồ địa hình các tỷ lệ từ 1/200 đến 1/5000
- 1Quyết định 04/2002/QĐ-BNN về tiêu chuẩn ngành: 14TCN 22- 2002- Quy phạm khống chế mặt bằng cơ sở trong công trình thuỷ lợi do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 2Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 8224:2009 về công trình thủy lợi - các quy định chủ yếu về lưới khống chế mặt bằng địa hình
- 3Tiêu chuẩn ngành 14 TCN 140:2005 về đất xây dựng công trình thủy lợi - Phương pháp xác định độ bền chống cắt của đất bằng thiết bị cắt phẳng trong phòng thí nghiệm
- 4Tiêu chuẩn ngành 14 TCN 198:2006 về công trình thủy lợi - Các công trình tháo nước - Hướng dẫn tính khí thực do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 5Tiêu chuẩn ngành 96 TCN 43:1990 về đo vẽ bản đồ địa hình tỷ lệ 1:500 - 1:1000 - 1:2000 - 1:5000 (phần ngoài trời) do Cục Đo đạc và Bản đồ Nhà nước ban hành
- 6Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8226:2009 về công trình thủy lợi - Các quy định chủ yếu về khảo sát mặt cắt và bình đồ địa hình các tỷ lệ từ 1/200 đến 1/5000
- 7Tiêu chuẩn ngành 96 TCN 42:1990 về Thành lập bản đồ địa hình tỷ lệ 1:500 - 1:1000 - 1:2000 - 1:5000 - 1:10000 - 1:25000 (phần trong nhà)
Tiêu chuẩn ngành 14TCN 22:2002 về quy phạm khống chế mặt bằng cơ sở trong công trình thủy lợi do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- Số hiệu: 14TCN22:2002
- Loại văn bản: Tiêu chuẩn ngành
- Ngày ban hành: 07/01/2002
- Nơi ban hành: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Người ký: ***
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 22/01/2025
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra