Hệ thống pháp luật

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 8223 : 2009

CÔNG TRÌNH THỦY LỢI - CÁC QUY ĐỊNH CHỦ YẾU VỀ ĐO ĐỊA HÌNH, XÁC ĐỊNH TIM KÊNH VÀ CÔNG TRÌNH TRÊN KÊNH

Hydraulic work - The basic stipulation for topographic measurement and defined centerline of canal and the structures on it

1. Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định các yêu cầu chủ yếu khảo sát địa hình, thành lập bình đồ, cắt dọc, cắt ngang và xác định tim tuyến kênh, các công trình trên kênh (làm mới và sửa chữa kênh cũ) trong các công trình thủy lợi Việt Nam.

2. Tài liệu viện dẫn

Các tài liệu viện dẫn sau là cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi (nếu có).

TCXDVN 364 Tiêu chuẩn kỹ thuật đo và xử lý số liệu GPS trong trắc địa công.

TCXDVN 3091 Công tác trắc địa trong xây dựng công trình - Yêu cầu chung.

TCVN 4118 Hệ thống tưới tiêu - Tiêu chuẩn thiết kế.

TCVN 8224 : 2009 Công trình thủy lợi - Các quy định chủ yếu về lưới khng chế mặt bằng địa hình.

TCVN 8225 : 2009 Công trình thủy lợi - Các quy định chủ yếu về lưới khống chế cao độ địa hình.

3. Thuật ngữ và định nghĩa

Tiêu chuẩn này sử dụng các thuật ngữ định nghĩa sau:

3.1. Tuyến kênh thiết kế (design canal line)

Là tuyến thiết kế kênh mới (hoặc tuyến kênh cũ) nằm dọc theo vị trí giữa của băng kênh cần đo địa hình.

3.2. Các điểm tim tuyến (axis points)

Là tập hợp điểm trên tuyến kênh gồm các điểm đầu K0, các điểm ngoặt Si, các điểm tạo thành cung cong T0, TF, Bi, các điểm cuối kênh Kc. Các điểm này được xác định cao, tọa độ với độ chính xác quy định, đảm bảo độ tin cậy quá trình thiết kế, thi công.

3.3. Các điểm Km để xác định chiều dài kênh (Ki) (Km points)

Là tập hợp các điểm từ điểm đầu (Ko) theo từng Km: K1, K2, vv...Kn đến điển kết thúc kênh (Kc).

3.4. Công trình trên kênh (structures on canal)

Là các công trình lấy nước (cống lấy nước dẫn đến các kênh nhánh, kênh vượt cấp...), điều tiết, đo nước, chuyển nước, tiêu nước, xả nước trên kênh...

3.5. Các điểm tim công trình trên kênh (axis points of structures on canal)

Là các điểm đầu, điểm ngoặt, điểm tạo thành cung cong (T0, TF, Bi) và điểm cuối trên tuyến công trình.

- Xác định tuyến, tim công trình gồm hai giai đoạn:

+ Theo tuyến, tim thiết kế được chủ nhiệm đồ án vạch trên bản đồ địa hình hoặc chỉ qua địa vật ngoài thực địa, tiến hành xác định tuyến, tim ngoài thực địa qua hệ thống mốc, cọc đánh dấu;

+ Đo, tính, vẽ bằng các dụng cụ, máy đo trắc địa theo độ chính xác quy định, xác định tọa độ X, Y, cao độ H rồi biểu diễn lại trên bản đồ phục vụ thiết kế.

3.6. Điểm gốc (original point)

Là các điểm ở hạng cao hơn dùng làm điểm xuất phát và khép kín tuyến khống chế mặt bằng và cao độ.

4. Quy định kỹ thuật

4.1. Hệ cao tọa độ sử dụng

4.1.1. Hệ cao độ

a) Sử dụng hệ cao độ quốc gia, lấy điểm gốc là điểm Hòn Dấu- Hải Phòng.

b) Khu vực biên giới hải đảo, vùng sâu, vùng xa: Nếu chưa có lưới cao độ quốc gia thì thực hiện theo hai bước:

- Giả định theo bản đồ 1:50 000 VN 2000 cho toàn công trình;

- Chuyển cao độ giả định khu vực về cao độ quốc gia để hò

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 8223:2009 về Công trình thuỷ lợi – Các quy định chủ yếu về đo đạc địa hình, xác định tim kênh và các công trình trên kênh

  • Số hiệu: TCVN8223:2009
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Ngày ban hành: 01/01/2009
  • Nơi ban hành: ***
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: Kiểm tra
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản