ĐẤT XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH THUỶ LỢI -
PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH CÁC ĐẶC TRƯNG TAN RÃ CỦA ĐẤT TRONG PHÒNG THÍ NGHIỆM
Soils. Laboratory methods of determination of decay characteristics.
1.1. Tiêu chuẩn này quy định phươngؠphÑpؠxác định các đặc trưngؠtan rã của đất sét và đất có hàm lượngؠhạt sét, hẑt bụi lớn hơn hoặcؠbằngؠ10% ở trong phòngؠthí nghiệm, dùng cho xây dựngؠcôngؠtrình thuỷ lợi.
1.2. Thuật ngữ
1.2.1. Sự tan rã của đất là quá trìnhؠđất bị vỡ lở, tơi vụn khi đất bị ngâm trong nước.
1.2.2. Độ tan rã của đất, ký hiệu DTr, là mức độ bị phá huỷ kết cấu của đất khi bị ngâm trong nước, biểu thị bằng số phần trăm (%). Đất có độ tan rã càng lớn thì càng kém ổn định ở trong nước.
1.2.3. Tốc độ tan rã biểu thị mối quan hệ giữa mức độ bị phá huỷ kết cấu của đất bị ngâm trong nước và thời gian.
1.2.4. Hình thức tan rã là cách thức kết cấu đất bị phá huỷ khi ngâm trong nước: có thể bị vỡ vụn dần từ ngoài vào trong, hoặc bị nứt vỡ thành các mảnh, cục nhỏ dần, hoặc bị nhão ra thành vữa, hoặc chỉ bị nứt vỡ thành một số cục to, hoặc kết cấu hoàn toàn không bị biến đổi.
1.3. Phương pháp thí nghiệm (dùng phương pháp phao đo): đặt mẫu đất thí nghiệm lên lưới mắt lỗ ô vuông 1x1cm được treo ở dưới phao nổi, rồi thả phao có mẫu đặt trên lưới vào nước và quan trắc sự tan rã của đất theo quy trình của tiêu chuẩn này.
1.4. Mẫu thí nghiệm:
Mẫu đất lấy về dùng cho thí nghiệm tan rã phải tuân theo tiêu chuẩn 14 TCN 124 - 2002. Mẫu thí nghiệm được lấy từ mẫu đất có kết cấu nguyên trạng hoặc bị phá huỷ, nhưng sau đó đã được đầm chặt đạt khối lượng thể tích khô và độ ẩm theo yêu cầu. Mẫu đất thí nghiệm có dạng hình hộp: kích thước 5 x 5 x 5cm hoặc 7 x 7 x 7cm; hay hình trụ tròn có đường kính và chiều cao tương tự như mẫu hình hộp (đất chứa ít hạt thô thì áp dụng mẫu nhỏ, đất có chứa chứa nhiều hạt thô thì áp dụng mẫu lớn).
1.5. Khi thí nghiệm tan rã phải theo dõi và quan trắc ngay từ ban đầu cho đến khi mẫu đất không còn biểu hiện tan rã (hình thái và số đo độ tan rã của đất sau 3 giờ liên tiếp không thay đổi).
2.1. Thiết bị thí nghiệm tan rã (mô tả ở hình A.1, phụ lục A), gồm:
2.1.1. Phao nổi cùng quang treo lưới đặt mẫu ở dưới. Phao nổi có bầu dạng hình chóp, cán phao được khắc vạch chia đều milimét, từ 0 đến 100, vạch khắc số 100 ở cổ phao ngang với mức nổi của phao khi thả phao cùng với quang treo chưa có mẫu vào trong nước.
2.1.2. Bình thuỷ tinh chứa nước, có đường kính trong khoảng 150 đến 200mm và cao khoảng 700mm, đảm bảo thả phao vào dễ dàng và trong suốt để dễ quan sát.
Ghi chú: Được sử dụng thiết bị tan rã mã hiệu PRG - 1, kiểu trục quay (của Liên Xô cũ, có cùng nguyên tắc như thiết bị phao đo).
2.2. Các thiết bị, dụng cụ khác gồm:
2.2.1. Thiết bị, dụng cụ xác định độ ẩm của đất theo tiêu chuẩn 14 TCN 125 - 2002.
2.2.2. Thiết bị, dụng cụ xác định khối lượng thể tích của đất theo tiêu chuẩn 14 TCN 126 - 2002.
2.2.3. Cân kỹ thuật chính xác đến 0,1 gam.
2.2.4. Dao gọt đất, khay đựng đất.
2.2.5. Bộ khuôn và dụng cụ đầm chặt để chế bị mẫu đối với đất bị phá huỷ kết cấu;
2.2.6. Nước cất hoặc nước sạch đã khử khoáng.
Để xem đầy đủ nội dung Tiêu chuẩn/Quy chuẩn và sử dụng toàn bộ tiện ích của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
Tiêu chuẩn ngành 14 TCN 132:2005 về đất xây dựng công trình thuỷ lợi - Phương pháp xác định các đặc trưng tan rã của đất trong phòng thí nghiệm
- Số hiệu: 14TCN132:2005
- Loại văn bản: Tiêu chuẩn ngành
- Ngày ban hành: 01/01/2005
- Nơi ban hành: ***
- Người ký: ***
- Ngày công báo: Không có
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực:
- Tình trạng hiệu lực: Ngưng hiệu lực