Hệ thống pháp luật

TIÊU CHUẨN VIỆT NAM

TCVN 8215:2009

CÔNG TRÌNH THỦY LỢI - CÁC QUY ĐỊNH CHỦ YẾU VỀ THIẾT KẾ BỐ TRÍ THIẾT BỊ QUAN TRẮC CỤM CÔNG TRÌNH ĐẦU MỐI

Hydraulic structure - Major regulations on installation design observation equipment of water headworks

1. Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này áp dụng để thiết kế bố trí các thiết bị quan trắc cụm công trình đầu mối của các hệ thống thủy lợi, công trình thủy điện thuộc tất cả các cấp, ở mọi giai đoạn thiết kế.

Tiêu chuẩn này chỉ quy định nội dung thiết kế bố trí thiết bị đo các công tác quan trắc bao gồm:

a) Quan trắc chuyển vị;

b) Quan trắc thấm;

c) Quan trắc áp lực kẽ rỗng;

d) Quan trắc nhiệt độ;

e) Quan trắc trạng thái ứng suất;

f) Quan trắc áp lực đất, đá lên công trình;

g) Quan trắc áp lực nước, áp lực mạch động của dòng chảy;

h) Quan trắc ứng lực cốt thép của kết cấu bê tông cốt thép.

2. Một số quy định chung thiết kế quan trắc trong các giai đoạn thiết kế dự án

2.1 Quy định chung

Thành phần và khối lượng công tác quan trắc được quy định theo cấp, loại và kiểu công trình.

Khi bố trí thiết bị quan trắc phục vụ cho công tác nghiên cứu để làm rõ thêm hoặc chính xác hoá các vấn đề lý thuyết tính toán thì phải có chế độ quan trắc đặc biệt.

Quan trắc công trình thuỷ lợi phải được tiến hành từ khi mở móng xây dựng, trong suốt quá trình thi công và khai thác vận hành công trình. Công tác tổ chức quan trắc ở giai đoạn xây dựng do ban quản lý dự án chủ trì tổ chức thực hiện. Thời kỳ vận hành khai thác do bộ phận quản lý khai thác công trình thực hiện.

Quy định về công tác lưu trữ, quản lý và sử dụng tài liệu quan trắc:

- Các kết quả quan trắc cần sẽ được phân tích, tính toán, tổng hợp để sử dụng và gửi cho các cơ quan quản lý, thiết kế công trình và nghiên cứu khoa học khi có yêu cầu;

- Công tác lưu trữ, quản lý và sử dụng tài liệu quan trắc thực hiện theo các quy định của pháp luật và nhiệm vụ thường xuyên của cơ quan, tổ chức quản lý khai thác công trình;

- Các cơ quan, tổ chức, cá nhân được sử dụng các tài liệu quan trắc để phục vụ yêu cầu công tác, nghiên cứu khoa học và các nhu cầu chính đáng của mình theo quy định của pháp luật.

Trong đồ án bố trí thiết bị đo cần có quy trình lắp đặt, quy trình quan trắc cùng các biểu mẫu thống nhất để tiện ghi chép số liệu quan trắc.

Trong đồ án thiết kế cần phải sử dụng các thuật ngữ và các ký hiệu quy ước như sau:

- Đơn nguyên đo: là một đoạn công trình mà trên đó bố trí các thiết bị đo;

- Tiết diện đo: mặt cắt ngang hay đứng để thể hiện vị trí, loại thiết bị đo;

- Tuyến đo: đường thẳng theo phương ngang hay dọc tim công trình;

- Điểm đo: vị trí đặt từng thiết bị đo.

2.2 Thiết kế quan trắc trong các giai đoạn thiết kế dự án cần phải làm rõ các nội dung cơ bản sau

4 2.2.1 Giai đoạn báo cáo đầu tư

- Sự cần thiết phải bố trí thiết bị quan trắc;

- Xác định sơ bộ thành phần, khối lượng thiết bị đo, thiết bị thu;

- Vốn đầu tư cho xây dựng, lắp đặt các thiết bị quan trắc.

5 2.2.2 Giai đoạn lập báo cáo dự án đầu tư

- Sự cần thiết phải bố trí thiết bị quan trắc công trình;

- Thành phần khối lượng thiết bị đo, thiết bị thu (danh mục thiết bị đo, thiết bị thu, loại thiết bị nào phải đặt mua của nước ngoài);

- Vốn đầu tư xây dựng, lắp

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 8215:2009 về công trình thủy lợi - các quy định chủ yếu về thiết kế bố trí thiết bị quan trắc cụm công trình đầu mối

  • Số hiệu: TCVN8215:2009
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Ngày ban hành: 01/01/2009
  • Nơi ban hành: ***
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 22/01/2025
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản