Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
QUY PHẠM THỰC HÀNH VỆ SINH ĐỐI VỚI THỊT
Code of hygienic practice for meat
Lời nói đầu
TCVN 8209 : 2009 thay thế TCVN 5110 : 1990, TCVN 5168 : 1990 và TCVN 6162 : 1996;
TCVN 8209 : 2009 hoàn toàn tương đương với CAC/RCP 58-20051;
TCVN 8209 : 2009 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC/F3 Nguyên tắc chung về vệ sinh thực phẩm biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
QUY PHẠM THỰC HÀNH VỆ SINH ĐỐI VỚI THỊT
Code of hygienic practice for meat
1. Từ lâu, thịt được xem như là nguồn gây bệnh từ thực phẩm. Mặc dù phổ các bệnh có nguồn gốc từ thịt có ảnh hưởng lớn đối với sức khỏe cộng đồng đã thay đổi cùng với sự thay đổi của hệ thống sản xuất và chế biến, nhưng vấn đề này tiếp tục được đưa ra trong những năm gần đây bằng những nghiên cứu khảo sát một số vi sinh vật gây bệnh có nguồn gốc từ thịt lên con người, ví dụ Escherichia coli O157:H7, Salmonella spp., Campylobacter spp và Yersinia enterocolitica. Ngoài những mối nguy hiện hữu về vi sinh, hóa học và vật lý, các mối nguy mới cũng luôn luôn xuất hiện, ví dụ như tác nhân gây bệnh bò điên (BSE). Ngoài ra, người tiêu dùng còn mong đợi những khía cạnh khác chứ không chỉ là những vấn đề ảnh hưởng đến sức khỏe con người.
2. Phương pháp tiếp cận dựa trên rủi ro hiện nay đối với vệ sinh đối với thịt đòi hỏi phải áp dụng các biện pháp vệ sinh tại những điểm trong chuỗi thực phẩm mà tại đó các biện pháp này có hiệu quả nhất trong việc giảm những rủi ro từ thực phẩm đối với người tiêu dùng. Điều này cần phải được phản ánh trong việc áp dụng các biện pháp cụ thể dựa trên cơ sở khoa học và các đánh giá rủi ro, với việc chú trọng hơn nữa đến sự phòng ngừa và việc kiểm soát sự nhiễm bẩn trong toàn bộ các khía cạnh của quá trình sản xuất thịt và quá trình chế biến tiếp theo. Việc áp dụng các nguyên tắc HACCP là yếu tố cần thiết. Mức độ thành công của các chương trình hiện tại là một minh chứng khách quan cho việc kiểm soát mối nguy trong thực phẩm ở mức độ tương ứng với mức độ cần thiết để bảo vệ người tiêu dùng, thay vì tập trung vào các biện pháp chi tiết và có tính mệnh lệnh mà không biết trước kết quả.
3. Ở cấp quốc gia, những hoạt động của cơ quan có thẩm quyền tại cơ sở giết mổ (thường là cơ quan quản lý thú y2) thường đáp ứng các mục tiêu sức khỏe động vật cũng như sức khỏe con người. Đặc biệt là trường hợp liên quan đến việc kiểm tra trước và sau khi giết mổ khi cơ sở giết mổ là điểm then chốt trong quá trình theo dõi sức khỏe động vật, kể cả những bệnh lây từ động vật sang người.
Không kể đến việc phân công quyền thực thi pháp lý, điều quan trọng là phải thừa nhận tính hai mặt các chức năng này và phải hợp nhất các hoạt động liên quan đến sức khỏe cộng đồng và sức khỏe động vật.
4. Nhiều quốc gia đang áp dụng những hệ thống để xác định lại vai trò liên quan của ngành công nghiệp và trong các hoạt động vệ sinh đối với thịt. Ngoài những hệ thống thực thi này, cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm xác định vai trò của những người tham gia vào các hoạt động vệ sinh đối với thịt khi thích hợp, và kiểm tra xác nhận rằng mọi yêu cầu pháp lý được đáp ứng.
5. Cần phải kết hợp chặt chẽ các nguyên tắc quản lý rủi ro an toàn thực phẩm3 trong quá trình thiết kế và áp dụng các chương trình vệ sinh đối với thịt khi thích hợp. Đặc biệt, cần phải xem xét đến kết quả tư vấn của các Chuyên gia JEMRA, JECFA và FAO/WHO và các khuyến nghị về quản lý rủi ro. Ngoài ra, những rủi ro có nguồn gốc từ thịt đối với sức khỏe con người được thừa nhận gần đây đòi hỏi cần phải áp dụng những biện pháp khác ngoài những biện pháp thông thường trong vệ sinh đối với thịt, ví dụ khi có nguy cơ truyền nhiễm bệnh rối loạn hệ thần kinh trung ương từ vật nuôi có nghĩa là cần phải thực hiện các chương trình theo dõi sức khỏe động vật bổ sung.
Để xem đầy đủ nội dung và sử dụng toàn bộ tiện ích của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
- 1Tiêu chuẩn ngành 10TCN 786:2006 về tiêu chuẩn rau quả quy phạm thực hành vệ sinh đối với cơm dừa do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 2Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9994:2013 (CAC/RCP 53-2003, REV 2010) về Quy phạm thực hành vệ sinh đối với rau quả tươi
- 3Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10167:2013 (CAC/RCP 47-2001) về Quy phạm thực hành vệ sinh đối với vận chuyển thực phẩm dạng rời và thực phẩm bao gói sơ bộ
- 1Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN ISO 9000:2007 (ISO 9000 : 2005) về hệ thống quản lý chất lượng - cơ sở và từ vựng do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 2Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5110:1990 (CAC/RCP 14-1976) về chế biến gia cầm - yêu cầu vệ sinh
- 3Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5168:1990 (CAC/RCP 11 - 1976) về thịt tươi - hướng dẫn chung về kỹ thuật chế biến và yêu cầu vệ sinh do Ủy ban Khoa học Nhà nước ban hành
- 4Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5603:1998 (CAC/RCP 1-1969, REV.3-1997) về qui phạm thực hành về những nguyên tắc chung về vệ sinh thực phẩm do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành
- 5Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5542:2008 (CAC/RCP 23-1979, Rev.2-1993) về quy phạm thực hành vệ sinh đối với thực phẩm đóng hộp axit thấp và axit thấp đã axit hoá
- 6Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6162:1996 (CAC/RCP 41: 1993) về quy phạm về kiểm tra động vật trước và sau khi giết mổ và đánh giá động vật và thịt trước và sau khi giết mổ do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành
- 7Tiêu chuẩn ngành 10TCN 786:2006 về tiêu chuẩn rau quả quy phạm thực hành vệ sinh đối với cơm dừa do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 8Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7087:2008 (CODEX STAN 1-2005) về Ghi nhãn thực phẩm bao gói sẵn
- 9Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 5603:2008 (CAC/RCP 1-1969, REV.4-2003) về Quy phạm thực hành về những nguyên tắc chung đối với vệ sinh thực phẩm
- 10Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN ISO 8402:1999 về Quản lý chất lượng và đảm bảo chất lượng - Thuật ngữ và định nghĩa do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành
- 11Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9994:2013 (CAC/RCP 53-2003, REV 2010) về Quy phạm thực hành vệ sinh đối với rau quả tươi
- 12Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10167:2013 (CAC/RCP 47-2001) về Quy phạm thực hành vệ sinh đối với vận chuyển thực phẩm dạng rời và thực phẩm bao gói sơ bộ
Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 8209:2009 (CAC/RCP 58-2005) về quy phạm thực hành vệ sinh đối với thịt
- Số hiệu: TCVN8209:2009
- Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
- Ngày ban hành: 01/01/2009
- Nơi ban hành: ***
- Người ký: ***
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra