Hệ thống pháp luật

TIÊU CHUẨN VIỆT NAM

TCVN 7533 : 2005

ISO 10454 : 1993

LỐP XE TẢI VÀ XE BUÝT – KIỂM TRA XÁC NHẬN CÁC TÍNH NĂNG CỦA LỐP – PHƯƠNG PHÁP THỬ PHÒNG THÍ NGHIỆM

Truck and bus tyres – Verifying tyre capabilities - Laboratory test methods

Lời nói đầu

TCVN 7533 : 2005 hoàn toàn tương đương với ISO 10454 : 1993;

TCVN 7533 : 2005 do Tiểu ban kỹ thuật tiêu chuẩn TCVN/TC45/SC3 Săm lốp cao su biên soạn, trên cơ sở đề nghị của Tổng Công ty hóa chất Việt Nam – Bộ Công nghiệp, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng xét duyệt, Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành.

 

LỐP XE TẢI VÀ XE BUÝT – KIỂM TRA XÁC NHẬN CÁC TÍNH NĂNG CỦA LỐP – PHƯƠNG PHÁP THỬ PHÒNG THÍ NGHIỆM

Truck and bus tyres – Verifying tyre capabilities - Laboratory test methods

1. Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định phương pháp kiểm tra xác nhận tính năng của các loại lốp xe tải và xe buýt. Tùy theo từng loại lốp mà yêu cầu phép thử tương ứng trình bày trong tiêu chuẩn này.

Các phép thử đều được thực hiện trong phòng thí nghiệm với những điều kiện được kiểm soát.

Việc kiểm tra xác nhận bao gồm phép thử cường độ để đánh giá chất lượng cấu trúc lốp xe thông qua năng lượng chọc thủng vùng mặt lốp.

Phép thử thứ hai, thử độ bền để đánh giá sức chịu đựng của lốp khi chạy với tải trọng tối đa và tốc độ trung bình trên quãng đường dài.

Các phép thử được trình bày trong tiêu chuẩn này không nhằm phân cấp tính năng hay mức chất lượng của lốp.

Tiêu chuẩn này áp dụng cho các loại lốp xe tải và xe buýt[1]).

2. Tài liệu viện dẫn

TCVN 7531-1 : 2005 (ISO 4223-1 : 2002) Định nghĩa một số thuật ngữ sử dụng trong công nghiệp lốp – Phần 1: Lốp hơi.

3. Thuật ngữ và định nghĩa

Trong tiêu chuẩn này áp dụng các định nghĩa trong TCVN 7531-1 : 2005 (ISO 4223-1 : 2002) và các định nghĩa sau:

3.1. Bong tách gót lốp (bead separation)

Sự phân rã liên kết giữa các thành phần ở vùng gót lốp.

3.2. Tách đai (belt separation)

Sự tách rời của cao su giữa các lớp đai hoặc giữa đai với lớp mành.

3.3. Sứt hoa (chunking)

Sự tróc sứt rời nhiều mảnh cao su từ mặt lốp.

3.4. Bong tách sợi (cord separation)

Sự tách rời sợi ra khỏi cao su tráng sợi.

3.5. Rạn nứt cao su (cracking)

Sự rạn nứt ở bên trong mặt lốp, hông lốp và lớp lót trong, lan đến lớp sợi.

3.6. Bong tách lớp lót trong (inner liner separation)

Sự tách rời của lớp cao su lót trong khỏi sợi ở thân lốp.

3.7. Mức tải trọng tối đa (maximum load rating)

Tải trọng tối đa mà ở hệ lắp đơn lốp có thể tải được tại tốc độ quy chiếu.

3.8. Hở mối nối (open splice)

Sự hở mối nối ở mặt lốp, hông lốp và lớp cao su trong đến lớp sợi.

3.9. Tách lớp mành (ply separation)

Sự tách rời của các lớp mành liền kề.

3.10. Bong hông lốp (sidewall separation)

Bong tách cao su khỏi lớp sợi tại vùng hông lốp.

3.11. Lốp có mặt lốp đặc biệt (ET) (special tread tyre)

Lốp có hoa văn mặt lốp – về cơ bản – được thiết kết cho có tính năng phù hợp với điều kiện sử dụng đặc biệt (VÍ DỤ: sử dụng chung, trên đường và nơi không có đường, xe buýt nội thị, vv…)

3.12.

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7533:2005 (ISO 10454 : 1993) về Lốp xe tải và xe buýt - Kiểm tra xác nhận các tính năng của lốp - Phương pháp thử phòng thí nghiệm

  • Số hiệu: TCVN7533:2005
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Ngày ban hành: 01/01/2005
  • Nơi ban hành: ***
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 22/11/2024
  • Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực
Tải văn bản