Hệ thống pháp luật

TIÊU CHUẨN VIỆT NAM

TCVN 7531-1 : 2005

ISO 4223-1 : 2002

ĐỊNH NGHĨA MỘT SỐ THUẬT NGỮ SỬ DỤNG TRONG CÔNG NGHIỆP LỐP – PHẦN 1: LỐP HƠI

Definitions of some terms used in the tyre industry – Part 1: Pneumatic tyres

Lời nói đầu

TCVN 7531-1 : 2005 hoàn toàn tương đương với ISO 4223-1 : 2002;

TCVN 7531-1 : 2005 do Tiểu ban kỹ thuật tiêu chuẩn TCVN/TC45/SC3 Săm lốp cao su biên soạn, trên cơ sở đề nghị của Tổng Công ty hóa chất Việt Nam – Bộ Công nghiệp, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng xét duyệt, Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành.

TCVN 7531 bao gồm các phần sau, với tên chung Định nghĩa một số thuật ngữ sử dụng trong công nghiệp lốp TCVN 7531-1 : 2005 (ISO 4223-1 : 2002) Phần 1: Lốp hơi Bộ tiêu chuẩn ISO còn tiêu chuẩn sau:

ISO 4223-2 : 1991 Definition of some terms used in the tyre industry – Part 2: Solid tyres.

 

ĐỊNH NGHĨA MỘT SỐ THUẬT NGỮ SỬ DỤNG TRONG CÔNG NGHIỆP LỐP – PHẦN 1: LỐP HƠI

Definitions of some terms used in the tyre industry – Part 1: Pneumatic tyres

1. Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này định nghĩa một số thuật ngữ liên quan đến lốp hơi được sử dụng trong ngành công nghiệp lốp, cùng với các mã số, ký hiệu và giá trị tương ứng.

CHÚ THÍCH – Các thuật ngữ và định nghĩa liên quan đến bánh xe/vành, xem ISO 3911.

2. Tài liệu viện dẫn

ISO 4251-4 : 1992 Tyres (ply rating marked series) and rims for agricultural tractors and machines – Part 4: Tyre classification and nomenclature [Lốp (nhóm có ghi nhãn lớp mành tương đương) và vành cho máy kéo và máy nông nghiệp – Phần 4: Phân loại lốp và thuật ngữ].

3. Thuật ngữ chung và định nghĩa

3.1. Loại sử dụng

3.1.1. Thông dụng (normal)

Lốp để sử dụng thông thường.

3.1.2. Đặc biệt (special)

Lốp để sử dụng chung, cả hơi có đường và nơi không có đường hoặc cho vận hành đặc biệt khác.

3.1.3. Lốp đi trên tuyết (snow tyre)

Lốp có kiểu hoa văn mặt lốp, thành phần mặt lốp và cấu trúc lốp được thiết kế chủ yếu để lốp có khả năng khởi động và duy trì sự chuyển động của xe tốt hơn lốp thông dụng trong điều kiện có tuyết.

3.1.4. Lốp dự phòng sử dụng tạm thời (temporary-use spare tyre)

Lốp khác với lốp lắp vào xe trong điều kiện thường và dự kiến chỉ sử dụng tạm thời trong điều kiện vận hành hạn chế.

3.1.5. Lốp dự phòng sử dụng tạm thời loại T (T-type temporary-use spare tyre)

Lốp dự phòng sử dụng tạm thời được thiết kế để sử dụng khi áp suất bơm hơi cao hơn mức thiết lập cho lốp tiêu chuẩn và lốp gia cường.

3.1.6. Gia cường (reinforced)

Tải trọng tăng cường (EXTRA LOAD)

Lốp xe ô tô con được thiết kế để chịu được tải trọng và áp suất bơm hơi cao hơn loại lốp tiêu chuẩn (ngoại hạng).

3.2. Ký hiệu vận hành

3.2.1. Ký hiệu vận hành (service description)

Ký hiệu nhận dạng lốp, thêm vào ký hiệu quy cách về cỡ lốp, bao gồm một chỉ số tải trọng (hoặc hai chỉ số tải trọng trong trường hợp lắp lốp đơn/đôi) và một ký hiệu vận tốc.

3.2.1.1. Chỉ số tải trọng (LI) (load index)

Mã số chỉ tải trọng tối đa lốp có thể chịu (ngoại trừ loại trải trọng đối với lốp xe ô tô con và xe máy có tốc độ trên 210 km/h) tại tốc độ tương ứng với ký hiệu vận tốc trong điều kiện vận hành do nhà sản xuất lốp quy định.

Xem Phụ lục A, Bảng A.1.

3.2.1.2. Ký hiệu vận tốc (speed symbol)

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7531-1:2005 (ISO 4223-1 : 2002) về Định nghĩa một số thuật ngữ sử dụng trong công nghiệp lốp - Phần 1: Lốp hơi do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành

  • Số hiệu: TCVN7531-1:2005
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Ngày ban hành: 01/01/2005
  • Nơi ban hành: Bộ Khoa học và Công nghệ
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 22/01/2025
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản