Hệ thống pháp luật

TIÊU CHUẨN VIỆT NAM

TCVN 5721-2 : 2002

SĂM VÀ LỐP XE MÁY PHẦN 2: LỐP
Inner tubes and tyres for motor-cycles Part 2: Tyres

TCVN 5721-2 : 2002

 
Lời nói đầu

TCVN 5721-2 : 2002 thay thế các phần có nội dung liên quan đến lốp xe máy của TCVN 5721-93.

TCVN 5721-2: 2002 được xây dựng trên cơ sở ISO 10231:1997 và JIS K 6366:1998 Motorcycle tyres Test methods for verifying tyre capabilities.

TCVN 5721-2: 2002 do Tiểu ban kỹ thuật tiêu chuẩn TCVN/TC45/SC3 Săm lốp cao su biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành.

1. Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định phương pháp kiểm tra, đánh giá tính năng các loại lốp xe máy mới sản xuất (sau đây gọi tắt là lốp). Tuỳ theo từng loại lốp mà yêu cầu phép thử tương ứng trình bày trong tiêu chuẩn này.

Các phép thử đều được thực hiện trong phòng thí nghiệm với những điều kiện được kiểm soát, bao gồm:

a) thử cường lực để đánh giá chất lượng cấu trúc lốp xe khi đâm thủng vùng mặt lốp;

b) thử độ bền để đánh giá sức chịu đựng của lốp xe khi chạy với tải trọng tối đa và tốc độ trung bình trên quãng đường dài;

c) thử tốc độ cao để đánh giá chất lượng của lốp xe ở tốc độ tối đa. Chỉ tiêu này không áp dụng cho lốp xe có vận tốc nhỏ hơn 130 km/giờ.

d) thử biến dạng phồng do lực ly tâm bằng việc đo sự gia tăng tối đa kích thước của lốp do ảnh hưởng của lực ly tâm trong quá trình lốp chạy với tốc độ cao. Chỉ tiêu này chỉ áp dụng cho lốp có vận tốc không nhỏ hơn 150 km/giờ.

2. Tiêu chuẩn viện dẫn

TCVN 6771 : 2001 Phương tiện giao thông đường bộ  Lốp hơi môtô và xe máy  Yêu cầu và phương pháp thử trong công nhận kiểu.

3. Định nghĩa

3.1 Bong tanh (bead separation): Sự bong tách giữa các thành phần tại khu vực tanh.

3.2 Tách lớp đai (belt separation): Sự bong tách cao su giữa các lớp đai hoặc giữa đai với lớp bố.

3.3 Sứt hoa (chunking): Sự bong tróc phần cao su mặt lốp (vân lốp).

3.4 Bong sợi (cord separation): Sự tách rời lớp sợi khỏi lớp cao su liền kề.

3.5 Dập nứt (cracking): Sự dập nứt cao su ở mặt lốp, hông lốp hoặc trong lòng lốp đến lớp sợi.

3.6. Bong tầng cao su trong (innerliner separation): Sự bong tách lớp cao su trong khỏi lớp sợi thân lốp.

3.7 Hở mối nối (open splice): Sự hở mối nối ở mặt lốp, hông lốp và lớp cao su trong đến lớp sợi.

3.8 Bong tách lớp vải/bố (ply separation): Sự bong tách cao su giữa các lớp vải/bố liền kề.

3.9 Bong hông lốp (sidewall separation): Sự bong tách cao su khỏi lớp sợi tại vùng hông lốp.

3.10 Bong mặt lốp (tread separation): Sự bong tróc cao su mặt lốp khỏi cốt lốp.

3.11 Vành thử (test rim): Vành chuẩn phù hợp với các qui cách lốp thử nghiệm.

3.12 Tốc độ trống thử (test drum speed): Tốc độ tại mặt ngoài của trống thép thử.

3.13 Tốc độ lốp (tyre speed): Tốc độ tại đỉnh mặt lốp.

3.14. Mức tải trọng tối đa (maximum load rating): Tải trọng tối đa mà lốp có thể tải được ở tốc độ cao nhất.

Chú thích  Tốc độ cao nhất là tốc độ tương ứng với ký hiệu tốc độ trên lốp hoặc tốc độ tối đa của lốp do nhà sản xuất quy định.

4. Thiết bị thử

4.1 Trống thử

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5721-2:2002 về săm và lốp xe máy - phần 2: lốp do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành

  • Số hiệu: TCVN5721-2:2002
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Ngày ban hành: 31/12/2002
  • Nơi ban hành: Bộ Khoa học và Công nghệ
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 22/01/2025
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản