Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
TCVN 7435 - 2:2004
ISO 11602 2 : 2000
PHÒNG CHÁY, CHỮA CHÁY- BÌNH CHỮA CHÁY XÁCH TAY VÀ XE ĐẨY CHỮA CHÁY
PHẦN 2: KIỂM TRA VÀ BẢO DƯỠNG
Fire protection- Protable and wheeled fire extinguishers -
Part 2: Inspection and maintance
Tiêu chuẩn quy định việc kiểm tra, bảo dưỡng và thử định kỳ các bình chữa cháy xách tay và xe đẩy chữa cháy.
Bình chữa cháy xách tay được xác định là phương tiện ban đầu để chữa cháy trong phạm vi giới hạn. Các bình chữa cháy xách tay vẫn cần thiết ngay cả khi đã được trang bị hệ thống Sprinklers tự động, hệ thống chữa cháy vách tường hoặc cả thiết bị chữa cháy cố định.
Tiêu chuẩn này không áp dụng cho hệ thống được lắp đặt cố định để dập tắt đám cháy, mặc dù các bộ phận của hệ thống đó có thể di chuyển được (như vòi phun hoặc lăng phun được gắn với bộ phận cung cấp chất chữa cháy.)
Tiêu chuẩn này không áp dụng cho các bình chữa cháy sử dụng trên máy bay, tàu thuỷ và phương tiện giao thông đường bộ.
TCVN 6100 (ISO 5923), Phòng cháy chữa cháy - Chất chữa cháy - Các bon đioxít.
TCVN 6154: 1996, Bình chịu áp lực- Yêu cầu kỹ thuật an toàn về thiết kế, kết cấu, chế tạo - Phương pháp thử.
TCVN 6156:1996, Bình chịu áp lực- Yêu cầu kỹ thuật an toàn về lắp đặt, sử dụng, sữa chữa. Phương pháp thử.
ISO 7201-1, Fire protection- Fire extinguishing media-Halogenated hydrocacbons- Part1 Specifcations for halon 1211 and halon 1301(Phòng cháy chữa cháy-Chất chữa cháy-Hydrocácbon được halogen hoá- Phần 1: Yêu cầu kỹ thuật với halon 1211 và halon 1301).
ISO 7201-2, Fire protection-Fire extinguishing media-Halogenated hydrocacbons-Part2: Code of practice for safe handing and tranfer procedures of halon 1211 and 1301: (Phòng cháy chữa cháy- Chất chữa cháy- Hydrocácbon được halongen hoá-Phần 2 : Quy phạm thực hành đối với quy trình vận chuyển và sắp xếp halon 1211 và halon 1311).
TCVN 7435-1(ISO 11602-1), Phòng cháy chữa cháy- Bình chữa cháy xách tay và xe đẩy chữa cháy - Phần 1: Lựa chọn và bố trí.
Trong tiêu chuẩn này sử dụng các thuật ngữ và định nghĩa của TCVN 7435 - 1
4. KIỂM TRA BẢO DƯỠNG VÀ NẠP LẠI
4.1 Quy định chung
4.1.1 Người chủ hoặc đại lý hoặc người ở nơi các bình chữa cháy được bố trí phải có trách nhiệm kiểm tra, bảo dưỡng và nạp lại.
4.1.2. Quy trình kiểm tra và bảo dưỡng bình chữa cháy khác nhau nhiều. Các kiến thức tối thiểu cần thiết để thực hiện quy trình kiểm tra hàng tháng theo 4.2. Chỉ những người có thẩm quyền mới được bảo dưỡng và sửa chữa theo 4.3 và 4.4. Xem phụ lục A.
4.1.3 Việc bảo dưỡng và nạp lại phải được thực hiện theo sổ tay hướng dẫn thích hợp, sử dụng các loại dụng cụ, vật liệu thay thế, dầu bôi trơn và các phụ tùng thay thế nhận biết được và được người sản xuất hướng dẫn.
4.1.4 Bình chữa cháy không còn khả năng bảo dưỡng hoặc nạp lại phải được thay thế bằng một bình dự trữ cùng kiểu và tối thiểu cùng loại và cùng công suất.
4.2 Kiểm tra
4.2.1 Bình chữa cháy phải được kiểm tra khi lần đầu đưa vào sử dụng và sau đó phải được kiểm tra định kỳ khoảng 30 ngày. Bình chữa cháy phải được kiểm tra với chu kỳ ngắn hơn khi có yêu cầu.
4.2.2 Kiểm tra định kỳ được thực hiện để đảm bảo bình chữa cháy:
a/ Được đặt đúng vị trí quy định;
b/ Không bị trở ngại và dễ nhìn thấy và bản hướng dẫn sử dụng của bình quay ra ngoài;
c/ Hướng dẫn sử dụng rõ ràng;
d/ Niêm phong hoặc bộ phận chèn không vỡ hoặc bị mất;
e/ Còn đầy (bằng cách cân hoặc nhấc)
f/ Không bị hư hỏng, ăn mòn, rỏ rỉ hoặc lăng phun bị bịt kín;
g/ Nếu đồn
Để xem đầy đủ nội dung và sử dụng toàn bộ tiện ích của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
- 1Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6160:1996 về phòng cháy chữa cháy - nhà cao tầng - yêu cầu thiết kế
- 2Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5040:1990 (ISO 6790 : 1986) về thiết bị phòng cháy và chữa cháy - Ký hiệu hình vẽ dùng trên sơ đồ phòng cháy - Yêu cầu kỹ thuật
- 3Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7027:2013 (ISO 11601:2008) về Chữa cháy - Bình chữa cháy có bánh xe - Tính năng và cấu tạo
- 1Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6160:1996 về phòng cháy chữa cháy - nhà cao tầng - yêu cầu thiết kế
- 2Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5040:1990 (ISO 6790 : 1986) về thiết bị phòng cháy và chữa cháy - Ký hiệu hình vẽ dùng trên sơ đồ phòng cháy - Yêu cầu kỹ thuật
- 3Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6156:1996 về bình chịu áp lực - Yêu cầu kỹ thuật an toàn về lắp đặt, sử dụng, sửa chữa - phương pháp thử
- 4Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6154:1996 về bình chịu áp lực – Yêu cầu kĩ thuật an toàn về thiết kế, kết cấu, chế tạo - Phương pháp thử
- 5Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7027:2013 (ISO 11601:2008) về Chữa cháy - Bình chữa cháy có bánh xe - Tính năng và cấu tạo
- 6Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6100:1996 (ISO 5923 : 1984) về Phòng cháy chữa cháy - Chất chữa cháy - Cacbon đioxít
Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7435-2:2004 (ISO 11602-2 : 2000) về phòng cháy, chữa cháy - bình chữa cháy xách tay và xe đẩy chữa cháy - phần 2: kiểm tra và bảo dưỡng do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- Số hiệu: TCVN7435-2:2004
- Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
- Ngày ban hành: 29/10/2004
- Nơi ban hành: Bộ Khoa học và Công nghệ
- Người ký: ***
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 22/01/2025
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra