Hệ thống pháp luật

TIÊU CHUẨN VIỆT NAM

TCVN 6156 : 1996

BÌNH CHỊU ÁP LỰC - YÊU CẦU KĨ THUẬT AN TOÀN VỀ LẮP ĐẶT, SỬ DỤNG, SỬA CHỮA – PHưƠNG PHÁP THỬ
Pressure vessels - Safety engineering requirements of erection, use, repair. Testing method

1. Phạm vi áp dụng và quy định chung

1.1. Tiêu chuẩn này áp dụng cho các bình chịu áp lực (sau đây gọi tắt là bình) thuộc phạm vi hiệu lực của TCVN 6153 : 1996.

1.2. Tất cả các bình đều phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền tiến hành khám nghiệm kĩ thuật trước khi đưa vào sử dụng, trong quá trình sử dụng và điều tra khi xẩy ra sự cố theo đúng quy định của tiêu chuẩn này.

1.3. Cấm sử dụng các bình đã quá kì hạn khám nghiệm ghi trong lí lịch hoặc biên bản khám nghiệm, giấy phép sử dụng.

2. Tiêu chuẩn trích dẫn

TcvN 6153 : 1996 Bình chịu áp lực - Yêu cầu kĩ thuật an toàn về thiết kế, kết cấu, chế tạo.

TCVN 6154 : 1996 Bình chịu áp lực - Yêu cầu kĩ thuật an toàn về thiết kế, kết cấu, chế tạo- Phương pháp thử.

TCVN 6155 : 1996 Bình chịu áp lực - Yêu cầu kĩ thuật an toàn lắp đặt, sử dụng sửa chữa.

3. Khám nghiệm bình chịn áp lực

3.1. Thủ tục khám nghiệm các bình chịu áp lực

3.1.1. Đối với các bình mới lắp đặt hoặc mới sử dụng lần đầu: người chủ sở hữu phải kèm theo văn bản xin khám nghiệm các hồ sơ kĩ thuật sau:

a. Lí lịch bình.

b. Hồ sơ xuất xưởng của bình như trong quy định của TCVN 6153 : 1996

c. Biên bản lắp đặt (nếu là bình cố định), gồm các điều chỉnh như sau:

- Tên người lắp đặt và người chủ sở hữu bình.

- Đặc tính của những vật liệu bổ sung khi lắp đặt.

- Tài liệu xác nhận chất lượng bình sau khi vận chuyển, lắp đặt.

3.1.2. Đối với bình đang sử dụng, người sử dụng phải có văn bản nêu rõ lí do khám nghiệm. Khi sửa chữa có thay thử, hàn ... các bộ phận chịu áp lực của bình phải có hồ sơ sửa chữa kèm theo.

3.2. Cho phép không phải thử thuỷ lực khi sử dụng lần đầu đối với các bình mới xuất xưởng không quá 18 tháng đã được thử thuỷ lực tại nơi chế tạo, được bảo quản tốt, khi vận chuyển không bị hư hỏng và trong quá trình lắp đặt không hàn vào các phần chính của bình.

3.3. Người chủ sở hữu chịu trách nhiệm làm sạch bình trước khi khám nghiệm, đồng thời cần thực hiện các biện pháp sau đây:

a. Phải tháo gỡ từng phần hoặc toàn bộ lớp bọc cách nhiệt nếu có dấu hiệu nghi ngờ kim loại thành bình hư hỏng.

b. Các bình đặt dưới mặt đất nếu khó xem xét thì phải đưa hẳn bình lên.

c. Bình có những bộ phận đất nóng bằng điện hoặc có các bộ phận chuyển động thì phải tách riêng ra.

d. Đối với các bình có chiều cao từ 2m trở lên, phải làm các công trình đảm bảo cho việc xem xét tất cả các bộ phận của bình.

3.4. Người chủ sở hữu phải ngừng vận hành để tổ chức khám nghiệm đúng thời hạn quy định và phải báo trước 5 ngày cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

3.5. Trường hợp cơ quan nhà nước có thẩm quyền không thể đến được đúng thời hạn người sử dụng bình được quyền thành lập Hội đồng kĩ thuật để khám nghiệm.

Kết quả khám nghiệm phải lập thành biên bản có đầy đủ chữ kí của các thành viên trong Hội đồng. Biên bản phải sao gửi cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền chậm nhất là năm ngày sau khi khám nghiệm xong. Kì hạn khám nghiệm tiếp theo phải do cơ quan nhà nước có thẩm quyền tiến hành.

3.6. Khám nghiệm kĩ thuật bao gồm khám xét bên ngoài, bên trong và thử thuỷ lực.

3.7. Khám nghiệm bên ngoài và bên trong nhằm mục đích:

a. (Đối với bình mới sử dụng lần đầu hoặc mới lắp đặt; để xác định tình trạng kĩ thuật của bình sau quá trình vận chuyển và xác định chất lượng lắp đặt đảm bảo các yêu cầu của thiết kế cũng như sự phù hợp với TCVN 6155 : 1996.

b. Khi khám nghiệm định

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6156:1996 về bình chịu áp lực - Yêu cầu kỹ thuật an toàn về lắp đặt, sử dụng, sửa chữa - phương pháp thử

  • Số hiệu: TCVN6156:1996
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Ngày ban hành: 01/01/1996
  • Nơi ban hành: ***
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: Kiểm tra
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản