- 1Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7247:2003 về thực phẩm chiếu xạ - Yêu cầu chung do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 2Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7250:2003 về quy phạm vận hành thiết bị chiếu xạ xử lý thực phẩm do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 3Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7087:2002 về ghi nhãn thực phẩm bao gói sẵn do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
TIÊU CHUẨN VIỆT NAM
TCVN 7416 : 2004
QUI PHẠM THỰC HÀNH CHIẾU XẠ TỐT ĐỂ DIỆT CÔN TRÙNG TRONG CÁ KHÔ VÀ CÁ KHÔ ƯỚP MUỐI
Code fo good irradiation practice for insect disinfestation of dried fish and salted and dried fish
Lời nói đầu
TCVN 7416:2004 chấp nhận có sửa đổi của ICGFI No 9.
TCVN 7416: 2004 do Tiểu ban kỹ thuật TCVN/TC/F5/SC1 Thực phẩm chiếu xạ biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành.
Lời giới thiệu
Hội đồng Tư vấn Quốc tế về chiếu xạ thực phẩm (ICGFI) được thành lập ngày 9/05/1984 dưới sự bảo hộ của FAO, IAEA và WHO. ICGFI bao gồm các chuyên gia và các đại diện khác được tiến cử bởi các chính phủ đã chấp nhận các điều khoản của “Tuyên bố” thành lập ICGFI và cam kết tự nguyện đóng góp bằng tiền hoặc hiện vật để thực hiện các hoạt động của ICGFI.
ICGFI có các chức năng sau:
a. Đánh giá sự phát triển toàn cầu về lĩnh vực chiếu xạ thực phẩm;
b. Đưa ra các khuyến cáo chính về việc áp dụng chiếu xạ thực phẩm cho các tổ chức và các quốc gia thành viên và
c. Cung cấp các thông tin khi được yêu cầu qua các tổ chức, tới Hội đồng chuyên gia chung của FAO/IAEA/WHO và tới Ủy ban tiêu chuẩn thực phẩm quốc tế CAC về tính lành của thực phẩm chiếu xạ.
d. Tại thời điểm phát hành qui phạm này (đầu năm 1991) thành viên của ICGFI gồm:
Argentina, Oxtrâylia, Bangladesh, Bỉ, Brazin, Bungary, Canada, Chile, Costarica, Bờ biển Ngà, Ecuador, Ai cập, Pháp, Đức, Ghana, Hy lạp, Hungary, Ấn độ, Indonesia, Irac, Israel, Italia, Malaysia, Mexico, Hà lan, New Zealand, Pakistan, Peru, Philipin, Ba lan, Xiri, Thái lan, Thổ Nhĩ Kỳ, Anh, Mỹ, Việt Nam và Nam tư cũ.
“Qui phạm thực hành chiếu xạ tốt để diệt côn trùng trong cá khô và cá khô ướp muối” này nhằm mục đích thúc đẩy áp dụng kỹ thuật chiếu xạ thực phẩm ở qui mô thương mại. Qui phạm này cũng hữu ích cho nhà chức trách trong việc xem xét cấp giấy phép việc áp dụng chiếu xạ diệt côn trùng ở cá khô và cá khô ướp muối hoặc nhập khẩu các sản phẩm chiếu xạ đó. Qui phạm này bổ sung cho Tiêu chuẩn “Thực phẩm chiếu xạ - Yêu cầu chung” trong đó mô tả “thực hành chiếu xạ tốt” để tiệt côn trùng trong cá khô và cá khô ướp muối.
QUI PHẠM THỰC HÀNH CHIẾU XẠ TỐT ĐỂ DIỆT CÔN TRÙNG TRONG CÁ KHÔ VÀ CÁ KHÔ ƯỚP MUỐI
Code fo good irradiation practice for insect disinfestation of dried fish and salted and dried fish
1. Phạm vi áp dụng
Qui phạm này áp dụng cho các loại cá nước mặn hoặc nước ngọt được làm khô hoặc làm khô ướp muối.
Qui phạm này không áp dụng cho các loại thực phẩm của động vật khác có nguồn gốc nước mặn hoặc nước ngọt.
2. Mục đích của chiếu xạ
Cá khô và cá khô ướp muối có thể bị nhiễm côn trùng. Các loại côn trùng này ăn mô tế bào cá và gây hư hỏng từ thời điểm bắt đầu bảo quản đến lúc người tiêu dùng sử dụng sản phẩm. Mục đích chiếu xạ là để diệt côn trùng có trong cá. Qui phạm này không nhằm mục đích khác. Mặc dù nấm mốc phát triển có thể gây hư hỏng sản phẩm này nhưng xử lý chiếu xạ không nhằm mục đích xử lý đó. Khi cần, có thể sử dụng các biện pháp như dùng sorbat để xử lý nấm mốc trước khi chiếu xạ.
3. Chiếu xạ
3.1. Xử lý cá trước chiếu xạ
3.1.1. Quá trình xử lý mẻ cá
Cần tuân theo “Qui phạm thực hành đối với cá muối và cá tươi hun khói” và các tiêu chuẩn thực hành sản xuất tốt để duy trì chất lượng ban đầu của cá trước xử lý và trong quá trình xử lý trước chiếu xạ. Tóm lại, các biện pháp này có thể tiến hành như sau: sau đánh bắt, moi ruột (nếu có) và/hoặc làm sạch máu (nếu có) và rửa bằng nước sạch; sau đó cá phải ướp đá cấp đông ngay. Bảo quản trên boong tàu đánh bắt và xử lý trên bờ biển cần phải tuân theo thực hành vệ sinh tốt và duy trì nhiệt độ thấp (nhiệt độ băng tan) để giảm thiểu sự nhiễm vi khuẩn.
Trong khi đưa lên bờ, trộn lẫn các mẻ của các ngày khác nhau và loại bỏ cá hỏng. Khi bảo quản cá trên bờ cần phải duy t
Để xem đầy đủ nội dung Tiêu chuẩn/Quy chuẩn và sử dụng toàn bộ tiện ích của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
- 1Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7414:2004 về qui phạm thực hành chiếu xạ tốt để kiểm soát vi khuẩn trong cá, đùi ếch và tôm do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 2Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12709-2-15:2022 về Quy trình giám định côn trùng và nhện nhỏ hại thực vật - Phần 2-15: Yêu cầu cụ thể đối với quy trình giám định ngài hại quả Thaumatotibia leucotreta Meyrick
- 3Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11880:2017 về Cá tra khô phồng
- 4Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6175-1:2017 về Thủy sản khô tẩm gia vị ăn liền - Phần 1: Cá, mực khô
- 1Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7247:2003 về thực phẩm chiếu xạ - Yêu cầu chung do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 2Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7250:2003 về quy phạm vận hành thiết bị chiếu xạ xử lý thực phẩm do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 3Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7414:2004 về qui phạm thực hành chiếu xạ tốt để kiểm soát vi khuẩn trong cá, đùi ếch và tôm do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 4Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7087:2002 về ghi nhãn thực phẩm bao gói sẵn do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 5Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12709-2-15:2022 về Quy trình giám định côn trùng và nhện nhỏ hại thực vật - Phần 2-15: Yêu cầu cụ thể đối với quy trình giám định ngài hại quả Thaumatotibia leucotreta Meyrick
- 6Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11880:2017 về Cá tra khô phồng
- 7Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6175-1:2017 về Thủy sản khô tẩm gia vị ăn liền - Phần 1: Cá, mực khô
Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7416:2004 về qui phạm thực hành chiếu xạ tốt để diệt côn trùng trong cá khô và cá khô ướp muối do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- Số hiệu: TCVN7416:2004
- Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
- Ngày ban hành: 01/01/2004
- Nơi ban hành: Bộ Khoa học và Công nghệ
- Người ký: ***
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 23/11/2024
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực