Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
RUNG ĐỘNG VÀ CHẤN ĐỘNG - RUNG ĐỘNG ĐỐI VỚI CÔNG TRÌNH - MỨC RUNG GIỚI HẠN VÀ PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ
Vibration and shock - Vibration of buildings - Limits of vibration levels and method for evaluation
Lời nói đầu
TCVN 7378: 2004 do Ban Kỹ thuật Tiêu chuẩn TCVN/TC43 SC1 "Rung động và va chạm" biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành.
1.1. Tiêu chuẩn này quy định mức rung giới hạn (tính theo vận tốc) do các hoạt động sản xuất công nghiệp, xây dựng và giao thông, v.v… tác động lên các công trình dân dụng, di tích văn hóa, lịch sử, (sau đây gọi tắt là công trình).
1.2. Tiêu chuẩn này thiết lập các nguyên tắc cơ bản để tiến hành đo và đánh giá ảnh hưởng trực tiếp của rung động đối với công trình nhằm kiểm soát, phòng ngừa các mức rung có thể làm hại công trình gây ra từ các hoạt động sản xuất công nghiệp, xây dựng và giao thông, v.v. .
Tiêu chuẩn này không đề cập đến bản chất của rung động gây ra do các thiết bị, phương tiện, cộng cụ công tác (gọi chung là phương tiện) sử dụng trong sản xuất công nghiệp, xây dựng và giao thông.
1.3. Tiêu chuẩn này cũng có thể áp dụng cho các công trình công nghiệp nhưng không áp dụng cho các kết cấu đặc biệt trong xây dựng công nghiệp như cột trụ, ống khói, cấu kiện khung chịu lực, vách ngăn của các nhà máy xí nghiệp.
Tiêu chuẩn này không áp dụng cho các công trình ngầm, cho rung và chấn động do động đất.
Trong Tiêu chuẩn này sử dụng các thuật ngữ và định nghĩa sau:
2.1. Vận tốc rung giới hạn (Limit of vibration velocity)
Là giá trị vận tốc rung lớn nhất được xác định từ kinh nghiệm thực tế, mà với những giá trị thấp hơn sẽ không gây ra những tác động làm xuất hiện hư hại đối với công trình.
2.2. Tác động rung động gián đoạn (Trasient vibration impact) .
Rung động xuất hiện trong những khoảng thời gian ngắn và không gây ra hiện tượng mỏi của vật liệu cấu kiện theo thời gian cũng như cộng hưởng chính cho kết cấu công trình.
2.3. Tác động rung động liên tục (Continuous vibration impact)
Tất cả các tác động rung khác không thuộc tác động gián đoạn.
Chú thích: Đặc tính tác động rung của một số phương tiện phổ biến dùng trong sản xuất công nghiệp, xây dựng và giao thông được nêu ra trong phụ lục A.
2.4.Hư hại công trình
Sự giảm giá trị sử dụng của kết cấu hoặc của một phần trong công trình sau khi chịu tác động của rung, như:
- Bong rơi lớp vữa tường, rạn nứt tường;
- Kết cấu chịu lực (dầm, xà, trụ đỡ v.v...) bị suy yếu;
- Sập đổ công trình.
3. Mức rung giới hạn đối với công trình
Để đảm bảo an toàn và phòng ngừa hư hại cho công trình, các phương tiện trong quá trình hoạt động không được gây ra mức vận tốc rung vượt quá các giá trị nêu trong Bảng 1 (đối với rung tác động gián đoạn) và Bảng 2 (đối với rung tác động liên tục)
Bảng 1. Giá trị vận tốc rung giới hạn đối với công trình khi chịu tác động rung gián đoạn
Để xem đầy đủ nội dung và sử dụng toàn bộ tiện ích của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
- 1Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7334:2004 (ISO 14964: 2000) về rung động và chấn động cơ học - Rung động của các công trình cố định - Các yêu cầu riêng để quản lý chất lượng đo và đánh giá rung động do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 2Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8628:2010 (ISO 15261 : 2004) về Rung động và chấn động - Các hệ thống tạo rung động và chấn động - Từ vựng
- 3Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6964-2:2008 (ISO 2631-2:2003) về Rung động cơ học và chấn động - Đánh giá sự tiếp xúc của con người với rung động toàn thân - Phần 2: Rung động trong công trình xây dựng (từ 1 HZ đến 80 HZ)
- 1Quyết định 34/2004/QĐ-BKHCN ban hành Tiêu chuẩn Việt Nam về Chất lượng đất do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 2Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6962:2001 về rung động và chấn động - rung động do các hoạt động xây dựng và sản xuất công nghiệp - mức tối đa cho phép đối với môi trường khu công cộng và khu dân cư
- 3Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7334:2004 (ISO 14964: 2000) về rung động và chấn động cơ học - Rung động của các công trình cố định - Các yêu cầu riêng để quản lý chất lượng đo và đánh giá rung động do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 4Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6963:2001 về Rung động và chấn động - Rung động do các hoạt động xây dựng và sản xuất công nghiệp - Phương pháp đo
- 5Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7191:2002 ( ISO 4866 : 1990 ) về Rung động và chấn động cơ học - Rung động đối với các công trình xây dựng - Hướng dẫn đo rung động và đánh giá ảnh hưởng của chúng đến các công trình xây dựng
- 6Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8628:2010 (ISO 15261 : 2004) về Rung động và chấn động - Các hệ thống tạo rung động và chấn động - Từ vựng
- 7Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6964-2:2008 (ISO 2631-2:2003) về Rung động cơ học và chấn động - Đánh giá sự tiếp xúc của con người với rung động toàn thân - Phần 2: Rung động trong công trình xây dựng (từ 1 HZ đến 80 HZ)
Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7378: 2004 về rung động và chấn động - Rung động đối với công trình - Mức rung giới hạn và phương pháp đánh giá do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- Số hiệu: TCVN7378:2004
- Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
- Ngày ban hành: 29/10/2004
- Nơi ban hành: Bộ Khoa học và Công nghệ
- Người ký: ***
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 22/01/2025
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra