Hệ thống pháp luật

TIÊU CHUẨN VIỆT NAM

TCVN 7334: 2004

ISO 14964: 2000

RUNG ĐỘNG VÀ CHẤN ĐỘNG CƠ HỌC - RUNG ĐỘNG CỦA CÁC CÔNG TRÌNH CỐ ĐỊNH - CÁC YÊU CẦU RIÊNG ĐỂ QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG ĐO VÀ ĐÁNH GIÁ RUNG ĐỘNG

Mechanical vibration and shock - Vibration of stationary structures - Specific requirements for quality management in measurement and evaluation of vibration

LỜI NÓI ĐẦU

TCVN 7334: 2004 hoàn toàn t­ương đ­ương với ISO 14964: 2000.

TCVN 7334: 2004 do Tiểu ban Kỹ thuật Tiêu chuẩn TCVN/TC 43 SCI "Rung động và va chạm" biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành.

LỜI GIỚI THIỆU

Để đạt được mục tiêu của mình, một tổ chức có trách nhiệm đo và đánh giá rung động trong một công trình cần tự tổ chức việc đo theo cách thức sao cho các yếu tố kỹ thuật và con người làm ảnh hưởng đến chất lượng đo sẽ được kiểm soát. Mục đích của việc kiểm soát đo như vậy là để bước đầu dự báo và phát hiện ra tất cả các nguồn sai lỗi và không phù hợp trong các giai đoạn khác nhau của quá trình đo (lựa chọn thiết bị và ph­ương pháp tiến hành, giám sát, xử lý số hiệu, quy định và xác định các thông số động học).

Một hệ thống chất lượng cần phải được triển khai nhằm đạt được hiệu quả tối ưu và thỏa mãn những mong muốn của khách hàng.

Quản lý chất lượng được xác định một cách khách quan có những mục đích như sau:

- Sự tin cậy của khách hàng;

- Sự phát triển của công ty trên thị trường;

- Sự công nhận;

- Làm tiêu chí cho các cơ quan có thẩm quyền để chỉ định các tổ chức đo cho các mục tiêu quản lý;

- Lựa chọn chuyên gia giám sát.

Các tiêu chuẩn về chất lượng như bộ tiêu chuẩn TCVN ISO 9000 mô tả cơ cấu tổ chức, trách nhiệm, các thủ tục và nguồn lực được sử dụng để thi hành hệ thống quản lý chất lượng.

Các tiêu chuẩn kỹ thuật như TCVN 6964-2: 2002 (ISO 2631-2) và TCVN 7191: 2002 (ISO 4866) xác định các yêu cầu cơ bản và ph­ương pháp áp dụng nhằm đánh giá rung động có hiệu quả. Phạm vi đề cập của nó có thể từ một quan trắc đơn giản tại một vị trí và thời gian nhất định cho tới những nghiên cứu và dự đoán về rung động.

Tiêu chuẩn này là bổ xung cho các tiêu chuẩn chất lượng của bộ tiêu chuẩn TCVN ISO 9000 và đưa ra các hướng dẫn về các yêu cầu riêng của các tiêu chuẩn này khi được áp dụng ở các Tổ chức Đo và Đánh giá rung động của các công trình cố định. Vì vậy trước hết tiêu chuẩn này là cầu nối giữa tiêu chuẩn kỹ thuật TCVN 7191: 2002 (ISO 4866) và các tiêu chuẩn quản lý chất lượng.

Các khía cạnh cụ thể trong đo và đánh giá rung động và chấn động cơ học đối với các công trình cố định như sau:

a) Đo và đánh giá rung ở các công trình có thể được xác định như một dịch vụ phù hợp theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9000: 2000 (ISO 8402) và ISO 9004-2, nhưng thường yêu cầu với trình độ chuyên môn cao và trong một vài trường hợp được xem như một công trình nghiên cứu.

b) Các công việc thẩm xét lại hợp đồng và mối quan hệ giữa Tổ chức Đo và Đánh giá với khách hàng sẽ khác nhau tùy theo từng công việc cụ thể. Trong nhiều trường hợp Tổ chức Đo và Đánh giá chỉ là người tư vấn cho khách hàng và hợp

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7334:2004 (ISO 14964: 2000) về rung động và chấn động cơ học - Rung động của các công trình cố định - Các yêu cầu riêng để quản lý chất lượng đo và đánh giá rung động do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành

  • Số hiệu: TCVN7334:2004
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Ngày ban hành: 29/10/2004
  • Nơi ban hành: Bộ Khoa học và Công nghệ
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 22/11/2024
  • Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực
Tải văn bản