BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 34/2004/QĐ-BKHCN | Hà Nội, ngày 29 tháng 10 năm 2004 |
VỀ VIỆC BAN HÀNH TIÊU CHUẨN VIỆT NAM.
BỘ TRƯỞNG BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
Căn cứ nghị định số 54/2003/NĐ-CP ngày 19/5/2003 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Khoa học và Công nghệ và Nghị định số 28/2004/NĐ-CP ngày 16/01/2004 của Chính phủ sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định số 54/2003/NĐ- CP ngày 19/5/2003;
Căn cứ Pháp lệnh Chất lượng hàng hóa ngày 24/12/1999,
Theo đề nghị của Tổng cục trưởng Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành 6 Tiêu chuẩn Việt Nam sau đây:
1. TCVN 7373: 2004 Chất lượng đất - Giá trị chỉ thị về hàm lượng ni tơ tổng số trong đất Việt Nam
2. TCVN 7374: 2004 Chất lượng đất – Giá trị chỉ thị về hàm lượng phốt pho tổng số trong đất Việt Nam
8. TCVN 7375: 2004 Chất lượng đất - Giá trị chỉ thị về hàm lượng ka li tổng số trong đất Việt Nam
4. TCVN 7376: 2004 Chất lượng đất - Giá trị chỉ thị về hàm lượng các bon hữu cơ tổng số trong đất Việt Nam
5. TCVN 7377: 2004 Chất lượng đất - Giá trị chỉ thị pH trong đất Việt Nam
6. TCVN 7378: 2004 Rung động và chấn động - Rung động đối với công trình – Mức rung giới hạn và phương pháp đánh giá.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo./.
| KT. BỘ TRƯỞNG |
Sois quality - Index values of total nitrôgen content in the soils of Vietnam
Lời nói đầu .
TCVN 7373: 2004 do Ban Kỹ thuật Tiêu chuẩn TCVN/TC190 “chất lượng đất" biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành.
1.1. Tiêu chuẩn này quy định khoảng giá trị chỉ thị của hàm lượng ni tơ tổng số (N%) trong một số nhóm đất chính của Việt Nam. Chỉ thị này làm cơ sở cho việc sử dụng đất, sử dụng phân bón một cách hiệu quả và hợp lý, nhằm bảo vệ chất lượng môi trường đất và phòng tránh ô nhiễm nước.
1.2. Tiêu chuẩn này được áp dụng để đánh giá chất lượng đất nói chung và đánh giá mức độ suy giảm và làm giàu dinh dưỡng của đất qua đó có thể xác định nguồn phát tán nitơ vào môi trường đất từ phân bón hoặc chất thải, v.v …
TCVN 4046: 1985 Đất trồng trọt - Phương pháp lấy mẫu.
TCVN 4051: 1985 Đất trồng trọt - Phương pháp xác định tổng số ni tơ.
TCVN 5297: 1995 Chất lượng đất - Lấy mẫu - Yêu cầu chung.. .
TCVN 6498: 1999 (ISO 11261: 1995) Chất lượng đất - Xác định ni tơ tổng -
Phương pháp Ken dan (Kjeldahl) cải biên.
TCVN 6645: 2000 (ISO 13878: 1998) Chất lượng đất - Xác định hàm lượng ni tơ tổng số bằng đất khô (“phân tích nguyên tố”)
TCVN 6647: 2000 (ISO l1464: 1994) Chất lượng đất - Xử lý sơ bộ đất để phân tích lý -hóa.
Trong Tiêu chuẩn này sử dụng các thuật ngữ và được hiểu như sau:
3.1. Giá trị chỉ thị (Index value)
Là khoảng Giá trị hàm lượng tổng số của nguyên tố ni tơ thường gặp trong một số nhóm đất chính
3.2. Gía trị trung bình (Mean value) .
Là giá trị trung bình cộng của tất cả các mẫu được xét đến, tính theo công thức:
Tổng các giá trị
Giá trị trung bình = ______________
Tổng số mẫu
Giá trị chỉ thị của hàm lượng ni tơ (N %) trong 6 nhóm đất chính của Việt Nam được quy định trong Bảng 1 .
Phương pháp lấy mẫu và phương pháp xác định áp dụng theo các tiêu chuẩn hiện hành như nêu trong điều 2 của tiêu chuẩn này.
Bảng 1. Khoảng giá trị chỉ thị của Nitơ tổng số trong 6 nhóm đất chính của Việt Nam
Nhóm đất | Ni tơ tổng số (N, %) | |
Khoảng giá trị | Trung bình | |
1. Đất đỏ 2. Đất phù sa 3. Đất xám bạc mầu 4. Đất phèn 5. Đất mặn 6. Đất cát ven biển | Từ 0,065 đến 0,530 Từ 0,095 đến 0,270 Từ 0,030 đến 0,121 Từ 0,145 đến 0,420 Từ 0,045 đến 0,205 Vết đến 0,120 | 0,177 0,141 0, 072 0,293 0,156 0,068 |
Soils quality - Index values of phosphorus content in the soils of Vietnam
Lời nói đầu
TCVN 7374: 2004 do Ban Kỹ thuật Tiêu chuẩn TCVN/TC190 "Chất lượng đất" biên soạn, Tổng cục Tiểu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành.
1.1. Tiêu chuẩn này quy định khoảng giá trị chỉ thị của hàm lượng phốt pho tổng số (tính theo P2O5) trong một số nhóm đất chính của Việt Nam. Giá trị chỉ thị này làm cơ sở cho việc sử dụng đất, sử dụng phân bón một cách hiệu quả và hợp lý nhằm duy trì, bảo vệ chất lượng đất và phòng ngừa ô nhiễm nước.
1.2. Tiêu chuẩn này áp dụng để đánh giá chất lượng đất nói chung và đánh giá sự suy thoái phốt pho trong đất và sự phục hồi phốt pho của đất đã thoái hóa (phục hồi do tự nhiên hoặc phục hồi do con người cải tạo đất).
TCVN 4046: 1985 Đất trồng trọt - Phương pháp lấy mẫu.
TCVN 4052: 1985 Đất trồng trọt - Phương pháp xác định tổng số kali.
TCVN 5297: 1995 Chất lượng đất - Lấy mẫu . Yêu cầu chung.
TCVN 6647: 2000 (ISO 11464: 199) Chất lượng đất- Xử lý sơ bộ đất để phân tích lý –hóa.
Trong Tiêu chuẩn này sử dụng các thuật ngữ và được hiểu như sau:
3.1. Giá trị chỉ thị (Index value)
Là khoảng giá trị hàm lượng tổng số của nguyên tố phốt pho thường gặp trong một số nhóm đất chính.
3.2. Giá trị trung bình (mean value)
Là giá trị trung bình cộng của tất cả các mẫu được xét đến, tính theo công thức:
Tổng các giá trị
Giá trị trung bình = ____________
Tổng sốmẫu
Giá trị chỉ thị của hàm lượng phốt pho tổng số (P2O5, %) trong 6 nhóm đất chính của Việt Nam được nêu trong Bảng 1 .
Phương pháp lấy mẫu và phương pháp xác định theo các TCVN hiện hành như nêu trong Điều 2 của Tiêu chuẩn này.
Bảng 1. Giới hạn chỉ thị của hàm lượng phốt pho tổng số trong 6 nhóm đất chính của Việt Nam
Nhóm đất | Phốt pho tổng số (P2O5, %) | |
Khoảng giá trị | Trung bình | |
1. Đất đỏ | Từ 0,02 đến 1,00 | 0,15 |
2.Đất phù sa | Từ 0,03 đến 2,35 | 1,05 |
3. Đất xám bạc mầu | Từ 0,03 đến 0,40 | 0,15 |
4. Đất phèn | Từ 1,20 đến 0,30 | 1,20 |
5. Đất mặn | Từ 1,20 đến 2,00 | 1,35 |
6. Đất cát ven biển | Từ 0,02 đến 0,30 | 0,12 |
VIỆT NAM TCVN 7375: 2004 CHẤT LƯỢNG ĐẤT – GIÁ TRỊ CHỈ THỊ VỀ LƯỢNG KALI TỔNG SỐ TRONG ĐẤT VIỆT NAM
Soils quality Index values of total Potassium content in the soils of Vietnam
TCVN 7375: 2004 do Ban Kỹ thuật Tiêu chuẩn TCVN/TCI90 "Chất lượng đất" biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành.
1.1. Tiêu chuẩn này quy định khoảng giá trị chỉ thị của hàm lượng kali tổng số (K, %) trong một số nhóm đất chính của Việt Nam. Chỉ thị này làm cơ sở cho việc sử dụng đất, sử dụng phân bón một cách hiệu quả và hợp lý nhằm bảo vệ chất lượng môi trường đất và phòng tránh ô nhiễm nước.
1.2. Tiêu chuẩn này được áp dụng để đánh giá chất lượng đất nói chung và đánh giá mức độ suy giảm dinh dưỡng về kali của đất qua đó có thể xác định nguồn phát tán kali vào môi trường đất từ phân bón phế thải, v.v...
TCVN 4046: 1985 Đất trồng trọt - Phương pháp lấy mẫu
TCVN 4053: 1985 Đất trồng trọt - Phương pháp xác định tổng số kali
TCVN 5297: 1995 Chất lượng đất Lấy mẫu. Yêu cầu chung
TCVN 6647: 2000 (ISO 11464: 1994) Chất lượng đất - Xử lý sơ bộ đất để phân tích lý - hóa.
Trong Tiêu chuẩn này sử dụng các thuật ngữ và được hiểu như sau:
3. 1. Giá trị chỉ thị (Index value)
Là khoảng giá trị hàm lượng tổng số của nguyên tố kali thường gặp trong một số nhóm đất chính.
3.2. Giá trị trung bình (Mean Value)
Là giá trị trung bình cộng của tất cả các mẫu được xét đến, tính theo công thức:
Tổng các giá trị
Giá trị trung bình =_______________
Tổng số mẫu
Giá trị chỉ thị của hàm lượng kali tổng số trong nhóm đất chính của Việt Nam được đưa ra trong Bảng 1.
Phương pháp lấy mẫu và phương pháp xác định theo các TCVN hiện hành như nêu trong Điều 2 của Tiêu chuẩn này.
Bảng 1. Giới hạn chỉ thị về hàm lượng kali tổng số trong 6 nhóm đất chính của Việt Nam
Nhóm đất | Kali tổng số (K2O, %) | |
Khoảng giá trị | Trung bình | |
1. Đất đỏ | Từ 0,02 đến 1,00 | 0,15 |
2. Đất phù sa | Từ 0,03 đến2,35 | 1,05 |
3. Đất xám bạc mầu | Từ 0,03 đến0,40 | 0,15 |
4. Đất phèn | Từ 1,00 đến 1,40 | 1,20 |
5. Đất mặn | Từ 1,20 đến 2,00 | 1,35 |
6.Đất cát ven biển | Từ 0,02 đến 0,30 | 0,12 |
Soils quality - Index values of total organic carbon content in the soils of Vietnam
TCVN 7376 : 2004 do Ban Kỹ thuật Tiêu chuẩn TCVN/TC190 “ chất lượng đất"biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành.
1.1. Tiêu chuẩn này quy định khoảng giá trị chỉ thị của hàm lượng cacbon hữu cơ tổng số trong một số nhóm đất chính của Việt Nam. Chỉ thị này làm cơ sở cho việc sử dụng đất, sử dụng phân bón một cách hiệu quả và hợp lý, nhằm bảo vệ chất lượng môi trường đất và phòng tránh ô nhiễm nước.
1.2. Tiêu chuẩn này áp dụng để đánh giá chất.lượng đất nói chung và đánh giá sự suy giảm hữu cơ của đất, đánh giá mức độ phục hồi về mặt hữu cơ của đất đã thoái hóa (phục hồi do tự nhiên hoặc phục hồi do con người cải tạo đất)
TCVN 4046: 1985 Đất trồng trọt - Phương pháp lấy mẫu.
TCVN 4050: 1985 Đất trồng trọt - Phương pháp xác định tổng số chất hữu cơ.
TCVN 5297: 1995 Chất lượng đất - Lấy mẫu - Yêu cầu chung.
TCVN 6644: 2000 (ISO 14235: 1998) Chất lượng đất - Xác định hàm lượng cacbon hữu cơ bằng cách oxy hóa trong môi trường sunfocromic.
TCVN 6647: 2000 (ISO 11464: 1994) Chất lượng đất - Xử lý sơ bộ đất để phân tích lý - hóa.
Trong Tiêu chuẩn này sử dụng các thuật ngữ và được hiểu như sau:
3.1. Giá trị chỉ thị (Index value)
Là khoảng giá trị hàm lượng tổng số của cacbon hữu cơ thường gặp trong một số nhóm đất chính.
3.2. Giá trị trung bình (Mean value)
Là giá trị trung bình cộng của tất cả các mẫu được xét đến, tính theo công thức:
Tổng các giá trị
Giá trị trung bình = _______________
Tổng số mẫu
Giá trị chỉ thị của hàm lượng hữu cơ trong 6 nhóm đất chính của Việt Nam, tính theo hàm lượng cacbon hữu cơ tổng số (OC, %) được nêu ra trong Bảng 1.
Phương pháp lấy mẫu và phương pháp xác định áp dụng theo các TCVN hiện hành như nêu trong điều 2 của tiêu chuẩn này.
Bảng1. Giá trị chỉ thị về hàm lượng của cacbon hữu cơ (OC, %) trong 6 nhóm đất chính của Việt Nam
Nhóm đất | Các bon hữu cơ tổng số (OC,%) | |
Khoảng giá trị | Trung bình | |
1. Đất đỏ | Từ 0,96 đến 4,35 | 2,27 |
2. Đất phù sa | Từ 1,00 đến 2,85 | 1,85 |
3. Đất xám bạc màu | Từ 0,70 đến 1,48 | 1,08 |
4. Đất phèn | Từ 2,15 đến 8,32 | 3,83 |
5. Đất mặn | Từ 1,05 đến 2,55 | 1,63 |
6. Đất cát ven biển | Từ 0,44 đến 1,55 | 0,72 |
Chú thích: Hàm lượng cacbon hữu cơ tổng số trong đất biểu thị theo OC,% bao gồm cả các hợp chất hữu cơ chứa nhóm chức độc như lignin, phenol, benzen, cacbuahydro mạch thẳng và AOX,… Trong khi đánh giá, cần sử dụng các phương pháp phân tích có thể loại trừ những nhóm chức độc chất này, đặc biệt là vùng đất có nguy cơ ô nhiễm từ chất thải công nghiệp.
VIỆT NAM TCVN 7377: 2004CHẤT LƯỢNG ĐẤT - GIÁ TRỊ CHỈ THỊ pH TRONG ĐẤT VIỆT NAM
Soils quality - pH value index in the soils of Vietnam
TCVN 7377: 2004 do Ban Kỹ thuật Tiêu chuẩn TCVN/TC190 "Chất lượng đất"biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành.
1.1. Tiêu chuẩn này quy định dãy giá trị chỉ thị của pH trong một số nhóm đất chính của Việt Nam. Chỉ thị này làm cơ sở cho việc sử dụng đất, sử dụng phân bón một cách hiệu quả và hợp lý nhằm bảo vệ chất lượng môi trường đất và phòng tránh ô nhiễm nước.
1.2. Tiêu chuẩn này áp dụng để đánh giá chất lượng đất nói chung, đánh giá độ chua, độ phì nhiêu của đất và áp dụng để chuẩn hóa độ pH trong các loại đất.
TCVN 4401 : 1987 Đất trồng trọt - Phương pháp xác định PHKCL
TCVN 4402: 1987 Đất trồng trọt - Phương pháp xác định pHH2o
TCVN 4403: 1987 Đất trồng trọt - Phương pháp xác định độ chua trao đổi
TCVN 4404: 1987 Đất trồng trọt - Phương pháp xác định độ chua thủy phân
TCVN 5297: 1995 Chất lượng đất – Lấy mẫu - Yêu cầu chung
TCVN 5979: 1995.(ISO l0390: 1994) Chất.lượng đất - xác định pH
TCVN 6647: 2000 (ISO 11464: 1994) Chất lượng đất - Xử lý sơ bộ đất để phân tích lý - hóa.
3.1. Giá trị chỉ thị (Index value)
Là khoảng giá trị của pH thường gặp trong một số nhóm đất chính.
3.2. Giá trị trung bình (Mean value)
Là giá trị trung bình cộng của tất cả các mẫu được xét đến, tính theo công thức:
Tổng các giá trị
Giá trị trung bình = _______________
Tổng số mẫu
Giá trị chỉ thị của pH trong 6 nhóm đất chính của Việt Nam được quy định trong Bảng 1. Trong đó pHH2o là chỉ thị của độ chua thực tại, pHkcl là chỉ thị của độ chua trao đổi.
Phương pháp lấy mẫu và phương pháp xác định áp dụng theo các TCVN hiện hành như nêu trong Điều 2 của Tiêu chuẩn này.
Bảng 1. Giá trị chỉ thị của pH trong 6 nhóm đất chính của Việt Nam
Nhóm đất | Khoảng giá trị | Trung bình |
1.Đất đỏ pHH2O pHKCL DpH | Từ 3,80 đến 8,12 Từ 3,20 đến 7,24 Từ 0,30 đến 2,00 | 5,13 4,18 0,94 |
2.Đất phù sa pHH2O pHKCL pH | 4,11 đến 7,57 3,57 đến 7,84 0,28 đến 1,80 | 5,11 4,29 0,82 |
3. Đất xám bạc màu pHH2O pHKCL DpH | 3,84 đến 8,02 3,60 đến 7,66 0,10 đến 1,50 | 4,40 3,73 0,57 |
4.đất phèn(*) pHH2o pHKCL DpH | 3,40 đến 6,10 2,65 đến 5,70 0,10 đến 1,50 | 4,04 3,73 0,57 |
5. Đất mặn pHH2o pHKCL DpH | đến 8,50 3,96 đến 7,56 4,00 0,10 đến 1,40 | 6,59 6,04 0,63 |
6.Đất cát ven biển pHH2o pHKCL DpH | 5,00 đến 8,97 4,10 đến 7,84 0,00 đến 1,20 | 6,87 5,82 0,68 |
Chú thích: (*)đất khô |
|
|
Vibration and shock - Vibration of buildings - Limits of vibration levels and method for evaluation
TCVN 7378: 2004 do Ban Kỹ thuật Tiêu chuẩn TCVN/TC43 SC1 "Rung động và va chạm" biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành.
1.1. Tiêu chuẩn này quy định mức rung giới hạn (tính theo vận tốc) do các hoạt động sản xuất công nghiệp, xây dựng và giao thông, v.v… tác động lên các công trình dân dụng, di tích văn hóa, lịch sử, (sau đây gọi tắt là công trình).
1.2. Tiêu chuẩn này thiết lập các nguyên tắc cơ bản để tiến hành đo và đánh giá ảnh hưởng trực tiếp của rung động đối với công trình nhằm kiểm soát, phòng ngừa các mức rung có thể làm hại công trình gây ra từ các hoạt động sản xuất công nghiệp, xây dựng và giao thông, v.v. .
Tiêu chuẩn này không đề cập đến bản chất của rung động gây ra do các thiết bị, phương tiện, cộng cụ công tác (gọi chung là phương tiện) sử dụng trong sản xuất công nghiệp, xây dựng và giao thông.
1.3. Tiêu chuẩn này cũng có thể áp dụng cho các công trình công nghiệp nhưng không áp dụng cho các kết cấu đặc biệt trong xây dựng công nghiệp như cột trụ, ống khói, cấu kiện khung chịu lực, vách ngăn của các nhà máy xí nghiệp.
Tiêu chuẩn này không áp dụng cho các công trình ngầm, cho rung và chấn động do động đất.
Trong Tiêu chuẩn này sử dụng các thuật ngữ và định nghĩa sau:
2.1. Vận tốc rung giới hạn (Limit of vibration velocity)
Là giá trị vận tốc rung lớn nhất được xác định từ kinh nghiệm thực tế, mà với những giá trị thấp hơn sẽ không gây ra những tác động làm xuất hiện hư hại đối với công trình.
2.2. Tác động rung động gián đoạn (Trasient vibration impact) .
Rung động xuất hiện trong những khoảng thời gian ngắn và không gây ra hiện tượng mỏi của vật liệu cấu kiện theo thời gian cũng như cộng hưởng chính cho kết cấu công trình.
2.3. Tác động rung động liên tục (Continuous vibration impact)
Tất cả các tác động rung khác không thuộc tác động gián đoạn.
Chú thích: Đặc tính tác động rung của một số phương tiện phổ biến dùng trong sản xuất công nghiệp, xây dựng và giao thông được nêu ra trong phụ lục A.
2.4.Hư hại công trình
Sự giảm giá trị sử dụng của kết cấu hoặc của một phần trong công trình sau khi chịu tác động của rung, như:
- Bong rơi lớp vữa tường, rạn nứt tường;
- Kết cấu chịu lực (dầm, xà, trụ đỡ v.v...) bị suy yếu;
- Sập đổ công trình.
3. Mức rung giới hạn đối với công trình
Để đảm bảo an toàn và phòng ngừa hư hại cho công trình, các phương tiện trong quá trình hoạt động không được gây ra mức vận tốc rung vượt quá các giá trị nêu trong Bảng 1 (đối với rung tác động gián đoạn) và Bảng 2 (đối với rung tác động liên tục)
Bảng 1. Giá trị vận tốc rung giới hạn đối với công trình khi chịu tác động rung gián đoạn
Loại công trình(*) | Giá trị vận tốc rung giới hạn Vi, mm/s | ||||
Tần số rung ở móng công trình | Tần số rung ở mái công trình | ||||
1Hz đến 10 Hz(**) | Trên 10 đến 50Hz | Trên 50 đến 100 Hz | Trên 100Hz | Tất cả các tần số | |
Loại I Loại II Loại III | 20 5 3 | 20 ¸ 40 5 ¸ 15 3 ¸ 8 | 40 ¸ 50 15 ¸ 20 8 ¸ 10 | 40 15 8 | 40 15 8 |
(*) Xem phụ lục B (**) Xem phụ lục C |
Bảng 2. Giá trị vận tốc rung giới hạn đối với công trìnhkhi chịu tác động rung liên tục
Loại công trình (*) | Giá trị vận tốc rung giới hạn Vi, mm/s |
Loại I Loại II Loại III | 10 5 2,5 |
(*)Xem phụ lục B. |
|
4.1. Máy đo
4.1. Phải sử dụng các máy đo chuyên dụng có các đặc tính kỹ thuật và chức năng cần thiết như nêu trong 4.1.3 của Tiêu chuẩn này. Máy đo phải được hiệu chuẩn theo quy định của nhà sản xuất.
4.1.2. Máy đo ít nhất phải có các bộ phận sau: :
- Đầu đo;
- Thiết bị chuyển đổi tín hiệu
- Thiết bị đọc và ghi kết quả đo.
4.1.3. Máy đo phải có các đặc tính kỹ thuật sau:
- Dải tần số đo: 1Hz đến 100 Hz (độ không tuyến tính £ 10%);
- Dải đo vận tốc: 0,01 mm/s đến 500 mm/s;
- Đại lượng đo theo các giá trị: giá trị hiệu dụng (RMS) hoặc giá trị đỉnh tương đương (EQ. Peak).
4.2. Tiến hành đo
4.2.1. Lựa chọn điểm đo
Tùy thuộc vào kích thước và độ phức tạp của kết cấu công trình, cũng như đặc tính của nguồn rung động (gián đoạn hay liên tục), các điểm đo sẽ được chọn tại các vị trí khác nhau trên móng và trên mặt phẳng trên cùng (mái) của công trình.
Trong trường hợp không thể tiến hành đo tại những điểm trên móng công trình, có thể chọn các điểm đo nằm trên tường chịu lực phía ngoài của công trình ở độ cao bằng độ cao sàn của tầng thấp nhất, hoặc có thể chọn các điểm đo trên nền đất cạnh móng công trình, cách tường ngoài của công trình trong khoảng 0,5 đến 1m.
Đối với những công trình cao hơn 4 tầng (cao khoảng 12m), thì cứ mỗi 4 tầng đo thêm một điểm.
Đối với những công trình có móng dài hơn 10m, số lượng các điểm đo cần nhiều hơn 2 điểm đo và cách nhau không quá 10m.
4.2.2. Cách gắn đầu đo
4.2.2.1. Gắn lên kết cấu
Khi gắn đầu đo lên đối tượng đo phải đảm bảo tiếp xúc tốt với đối tượng đo để đảm bảo thu được các tín hiệu rung xác thực. Đầu đo phải được gắn cố định và chắc chắn với đối tượng đo bằng vít cấy hay keo dán. Cũng có thể sử dụng nam châm hay cần đo gắn vào đầu đo. Khi đo các tín hiệu rung có gia tốc dưới 1m/s² trên các mặt phẳng ngang, có thể sử dụng băng dính hai mặt để gắn đầu đo.
4.2.2.2. Gắn trên nền đất
Khi đo rung trên nền đất, đầu đo được gắn trên một cọc sắt có đường kính tương đương f³16 mm, đóng sâu xuống đất khoảng từ 20cm đến 40cm và đầu cọc sắt này không được nhô cao hơn mặt đất quá 2cm. Hoặc có thể gắn đầu đo lên một tấm phẳng cứng với tỷ lệ khối lượng m/pr³ không lớn hơn 2; với m là khối lượng của đầu đo và tấm phẳng; r là bán kính tương đương của tấm phẳng; p là mật độ khối lượng riêng của đất có giá trị từ 1500 kg/m³ đến 2600 kg/m³.
4.2. 3. Đọc và ghi các giá trị đo vận tốc rung
4.2.3.1. Giá trị đo được lấy khi quan sát thấy các giá trị đó đã ổn định.
4.2.3.2. Tại mỗi điểm đo, tiến hành đo vận tốc rung theo 3 phương vuông góc với nhau và mỗi phương đo không ít hơn 3 lần.
4.2.3.3. Mỗi lần đo lấy ít nhất 5 giá trị đo, mỗi giá trị được lấy cách nhau 1 giây đối với rung có đặc tính liên tục và cách nhau 10 giây đối với rung gián đoạn.
4.3. Tính vận tốc rung.
Vận tốc rung của điểm đo tính bằng mm/s và được tính theo công thức sau:
Vi =Ö¯V2 ix+V2 iy+V2 iz
Trong đó: Vix ,Viy ,Viz là vận tốc rung hiệu dụng của điểm đo tương ứng theo 3 phương vuông góc Ox, Oy, Oz.
5. Đánh giá ảnh hưởng của rung
5.1. Nguyên tắc
Trong khi đánh giá ảnh hưởng của rung đối với kết cấu công trình thì không xét đến nguyên nhân gây rung của các phương tiện mà chỉ xét đến đặc tính thời gian tác động của nguồn rung. Có hai loại đánh giá:
- Đánh giá ảnh hưởng rung động gián đoạn;
- Đánh giá ảnh hưởng rung động liên tục.
5.2. Cơ sở để đánh giá
Đánh giá tác động của rung lên công trình được dựa trên cơ sở các giá trị vận tốc rung giới hạn cho trong Bảng 1 và Bảng 2 của tiêu chuẩn này, tương ứng với đặc tính của nguồn rung.
Báo cáo kết quả khảo sát, đánh giá rung đối với các công trình phải bao gồm các nội dung sau:
6.1. Phần chung
- Mô tả nguồn rung và đặc tính của chúng;
- Mô tả khái quát đối tượng đo (địa điểm, vị trí, loại công trình xây dựng và những đặc điểm khác);
- Nơi đo;
- Ngày đo;
- Người đo ;
- Người xử lý kết quả đo và đánh giá.
6.2. Phần kỹ thuật phải nêu rõ
- Kiểu/1oại đầu đo và thiết bị đọc ghi tín hiệu;
- Vị trí điểm đo và cách thức gắn đầu đo;
- Tiêu chuẩn được áp dụng để đo và đánh giá (ghi rõ số hiệu của tiêu chuẩn này).
6.3. Các kết quả đo đã thu được
Các kết quả đo phải được trình bày dưới dạng bảng số liệu và có thể đính kèm theo các biểu đồ hoặc bằng số liệu đo thu được trong quá trình đo nếu máy đo được sử dụng là máy ghi rung.
(tham khảo)
Đặc tính rung động của một số thiết bị và phương tiện
Đặc tính rung động của một số thiết bị và phương tiện được dùng phổ biến trong sản xuất công nghiệp, xây dựng, giao thông và dân dụng.
Số thứ tự | Loại phương tiện | Đặc tính tác động rung |
1 2 3 4 5 6 | Các phương tiện giao thông đường bộ, đường sắt Các loại thiết bị khoan và đóng cọc Các loại thiết bị đầm, lu Các máy móc, công nghệ gây chấn động lớn trong các nhà máy, xí nghiệp, cơ sở sản xuất (ép, rèn dập, nghiền sàng v.v.) Các phương tiện, thiết bị dân dụng: Hệ thống điều hòa nhiệt độ trung tâm, máy xay xát thóc gạo, máy nén khí, . . . Mìn (khi phát nổ) | Liên tục, gián đoạn Gián đoạn Liên tục, gián đoạn Liên tục, gián đoạn Liên tục, gián đoạn Gián đoạn |
(tham khảo)
Xếp loại các công trình xây dựng theo
1. Công trình loại I: Là các công trình xây dựng công nghiệp kiên cố có kết cấu khung bằng thép, bê tông cốt thép hoặc các công trình kiến trúc xây dựng tương tự.
2. Công trình loại II: Là các công trình công cộng nhà ở nhiều tầng (từ 2 tầng trở lên), được xây dựng từ bê tông, bê tông cốt thép, gạch, tường chịu lực liên kết...; hoặc các công trình kiến trúc xây dựng tương tự.
3. Công trình loại III: Là các công trình xây dựng không nằm ở loại I và loại II; các công trình nhẹ nhạy cảm với rung động như các tượng đài, công trình lịch sử - văn hóa, di tích cổ, đền chùa, miếu mạo v.v…
(tham khảo)
Công thức thực nghiệm để tính tần số dao động
Tần số dao động riêng f (tần số cơ bản) của công trình được xác định gần đúng bằng một trong hai công thức thực nghiệm sau:
10
¦ = ___{Hz} (1)
N
trong đó:
N là số tầng của công trình xây dựng
46
f =___ [Hz] (2)
H
trong đó:
H là chiều cao của công trình, tính bằng mét.
(tham khảo)
1. TCVN 6962: 2001 Rung động và chấn động - Rung động do các hoạt động xây dựng và sản xuất công nghiệp - Mức tối đa cho phép đối với môi trường khu công cộng và khu dân cư.
2. TCVN 6963: 2001 Rung động và chấn động - Rung động do các hoạt động xây dựng và sản xuất công nghiệp - Phương pháp đo.
3. TCVN 7191: 2002 (ISO 4866: 1990) Rung động và chấn động - Rung động đối với công trình xây dựng - Hướng dẫn đo rung động và đánh giá ảnh hưởng của rung động đối với công trình xây dựng.
4. DIN 4150-3: 1999 Rung động đối với công trình xây dựng - Phần 3: Những ảnh hưởng của rung động đối với kết cấu công trình xây dựng./.
- 1Quyết định 35/2004/QĐ-BKHCN ban hành Tiêu chuẩn Việt Nam về Thép phế liệu dùng làm nguyên liệu sản xuất thép cacbon- TCVN 7342: 2004 thông dụng do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 2Quyết định 33/2004/QĐ-BKHCN ban hành Tiêu chuẩn Việt Nam về Chất lượng đất do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 3Quyết định 32/2004/QĐ-BKHCN ban hành Tiêu chuẩn Việt Nam về Chất lượng nước do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 4Quyết định 23/2004/QĐ-BKHCN ban hành Tiêu chuẩn Việt Nam về Nước khoáng thiên nhiên và Nước uống đóng chai
- 5Quyết định 22/2004/QĐ-BKHCN huỷ bỏ Tiêu chuẩn Việt Nam về Nước khoáng thiên nhiên đóng chai và Nước uống đóng chai do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 6Quyết định 2543/QĐ-BKHCN năm 2015 về bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 7Quyết định 186/QĐ-BKHCN năm 2019 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Khoa học và Công nghệ kỳ 2014-2018
- 1Quyết định 35/2004/QĐ-BKHCN ban hành Tiêu chuẩn Việt Nam về Thép phế liệu dùng làm nguyên liệu sản xuất thép cacbon- TCVN 7342: 2004 thông dụng do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 2Quyết định 33/2004/QĐ-BKHCN ban hành Tiêu chuẩn Việt Nam về Chất lượng đất do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 3Quyết định 32/2004/QĐ-BKHCN ban hành Tiêu chuẩn Việt Nam về Chất lượng nước do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 4Quyết định 23/2004/QĐ-BKHCN ban hành Tiêu chuẩn Việt Nam về Nước khoáng thiên nhiên và Nước uống đóng chai
- 5Quyết định 22/2004/QĐ-BKHCN huỷ bỏ Tiêu chuẩn Việt Nam về Nước khoáng thiên nhiên đóng chai và Nước uống đóng chai do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 6Pháp lệnh Chất lượng hàng hóa năm 1999
- 7Nghị định 54/2003/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Khoa học và Công nghệ
- 8Nghị định 28/2004/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 54/2003/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Khoa học và Công nghệ
- 9Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7373:2004 về chất lượng đất - Giá trị chỉ thị về hàm lượng nitơ tổng số trong đất Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 10Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7374:2004 về chất lượng đất - Giá trị chỉ thị về hàm lượng photpho tổng số trong đất Việt Nam do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 11Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7375:2004 về chất lượng đất - Giá trị chỉ thị về hàm lượng kali tổng số trong đất Việt Nam do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 12Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7376:2004 về chất lượng đất - Giá trị chỉ thị về hàm lượng cacbon hữu cơ tổng số trong đất Việt Nam do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 13Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7377:2004 về chất lượng đất - Giá trị chỉ thị pH trong đất Việt Nam do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 14Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7378: 2004 về rung động và chấn động - Rung động đối với công trình - Mức rung giới hạn và phương pháp đánh giá do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
Quyết định 34/2004/QĐ-BKHCN ban hành Tiêu chuẩn Việt Nam về Chất lượng đất do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- Số hiệu: 34/2004/QĐ-BKHCN
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 29/10/2004
- Nơi ban hành: Bộ Khoa học và Công nghệ
- Người ký: Bùi Mạnh Hải
- Ngày công báo: 24/02/2005
- Số công báo: Số 18
- Ngày hiệu lực: 11/03/2005
- Tình trạng hiệu lực: Ngưng hiệu lực