Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
TIÊU CHUẨN VIỆT NAM
THỊT VÀ SẢN PHẨM THỊT - ĐỊNH LƯỢNG E.COLI - KỸ THUẬT ĐẾM KHUẨN LẠC Ở 440C SỬ DỤNG MÀNG LỌC
Meat and meat products - Enumeration of Escherichia coli - Colony - count technique at 44 C using membranes
Lời nói đầu
TCVN 7135 : 2002 hoàn toàn tương đương với ISO 6391 : 1997;
TCVN 7135 : 2002 do Ban Kỹ thuật tiêu chuẩn TCVN/TC/F 8 Thịt và sản phẩm thịt biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành.
Tiêu chuẩn này quy định phương pháp định lượng Escherichia coli có trong tất cả các loại thịt và sản phẩm thịt, kể cả thịt gia cầm.
Phương pháp này cho phép phát hiện Escherichia coli (tip sinh học 1) và các biến thể không lên men lactoza hoặc sinh trưởng kỵ khí (xem tham khảo [1]).
Chú thích 1 - Phương pháp này có thể không thích hợp cho việc kiểm tra thịt đã chế biến có nhiều vi khuẩn sinh bào tử hiếu khí.
Chú thích 2 - Một số chủng Escherichia coli gây bệnh có thể không phát hiện được bằng phương pháp này.
TCVN 6507 : 1999 (ISO 6887 : 1983), Vi sinh vật học - Hướng dẫn chung về cách pha chế các dung dịch pha loãng để kiểm tra vi sinh vật.
TCVN 6404 : 1998 (ISO 7218 : 1996), Vi sinh vật trong thực phẩm và trong thức ăn gia súc - Nguyên tắc chung về kiểm tra vi sinh vật.
Trong tiêu chuẩn này áp dụng định nghĩa sau đây:
3.1. E.coli (Escherichia coli): Vi khuẩn hình thành các khuẩn lạc indol dương tính (màu hồng) ở 440C trên màng xelulo axetat đặt trên môi trường thạch mật trypton dưới các điều kiện quy định trong tiêu chuẩn này.
Nhìn chung, việc phát hiện Escherichia coli cần đến ba giai đoạn liên tiếp dưới đây.
4.1. Hồi phục
Cấy một lượng quy định của huyền phù ban đầu lên màng xenlulo axetat được đặt trên môi trường thạch glutamat khoáng cải tiến và ủ ở nhiệt độ 370C khoảng 4h.
Chú thích - Quy trình này cho phép hồi phục lại các E.Coli bị hư hại do bảo quản đông lạnh, do làm khô hoặc do các điều kiện lạnh hoặc bị hư hại do xử lý nhiệt hoặc do hóa chất. Đồng thời cũng làm giảm nồng độ của tất cả các cacbon hidrat có thể lên men nếu chúng có mặt trong mẫu thử với nồng độ cao, điều có thể gây cản trở việc sinh indol trong giai đoạn phân lập tiếp theo.
4.2. Phân lập
Chuyển các màng trên môi trường thạch glutamat khoáng cải tiến ở giai đoạn hồi phục sang môi trường thạch mật trypton. Ủ ở nhiệt độ 440C trong thời gian từ 18h đến 20h.
4.3. Phát hiện
Sự có mặt E.Coli trên màng được biểu hiện bằng sự sinh indol từ mỗi khuẩn lạc.
4.4. Tính toán
Tính số lượng E.Coli có trong một mililit hoặc trong một gam mẫu từ số khuẩn lạc indol dương tính thu được trên màng ở các độ pha loãng đã chọn để thu được các kết quả có ý nghĩa.
5. Dịch pha loãng, môi trường nuôi cấy và thuốc thử
5.1. Khái quát
Về thực hành tại phòng thử nghiệm hiện hành, xem TCVN 6404 : 1998 (ISO 7218).
5.2. Dịch pha loãng
Để chuẩn bị các dung dịch pha loãng, xem TCVN 6507 : 1999 (ISO 6887).
5.3. Môi trường hồi phục: Thạch glutamat khoáng cải tiến
5.3.1. Thành phần
Natri glutamat |
Để xem đầy đủ nội dung và sử dụng toàn bộ tiện ích của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
- 1Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4835:2002 (ISO 2917 : 1999) về thịt và sản phẩm thịt - đo độ pH - phương pháp chuẩn do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 2Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5155:1990 về thịt và sản phẩm của thịt - phương pháp phát hiện và đếm số do Uỷ ban Khoa học Nhà nước ban hành
- 3Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8155:2009 (ISO 13559 : 2002) về Bơ, sữa lên men và phomat tươi - Định lượng các vi sinh vật nhiễm bẩn - Kỹ thuật đếm khuẩn lạc ở 30 độ C
- 4Tiêu chuẩn ngành 52 TCN-TQTP 0008:2004 - Thường quy kỹ thuật xác định E.coli 0157 trong thực phẩm
- 1Quyết định 10/2002/QĐ-BKHCN về tiêu chuẩn Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 2Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4833-1:2002 (ISO 3100 - 1 : 1991) về thịt và sản phẩm thịt - lấy mẫu và chuẩn bị mẫu thử - phần 1: lấy mẫu do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 3Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4833-2:2002 (ISO 3100 - 2 : 1988) về thịt và sản phẩm thịt - lấy mẫu và chuẩn bị mẫu thử - phần 2: chuẩn bị mẫu thử để kiểm tra vi sinh vật do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 4Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4835:2002 (ISO 2917 : 1999) về thịt và sản phẩm thịt - đo độ pH - phương pháp chuẩn do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 5Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5155:1990 về thịt và sản phẩm của thịt - phương pháp phát hiện và đếm số do Uỷ ban Khoa học Nhà nước ban hành
- 6Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8155:2009 (ISO 13559 : 2002) về Bơ, sữa lên men và phomat tươi - Định lượng các vi sinh vật nhiễm bẩn - Kỹ thuật đếm khuẩn lạc ở 30 độ C
- 7Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6404:1998 (ISO 7218 : 1997 ) về Vi sinh vật trong thực phẩm và trong thức ăn gia súc - Nguyên tắc chung về kiểm tra vi sinh vật do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành
- 8Tiêu chuẩn ngành 52 TCN-TQTP 0008:2004 - Thường quy kỹ thuật xác định E.coli 0157 trong thực phẩm
Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7135:2002 (ISO 6391 : 1997) về thịt và sản phẩm thịt - định lượng E.coli - kỹ thuật đếm khuẩn lạc ở 44oC sử dụng màng lọc do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- Số hiệu: TCVN7135:2002
- Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
- Ngày ban hành: 22/11/2002
- Nơi ban hành: Bộ Khoa học và Công nghệ
- Người ký: ***
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra