Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
TIÊU CHUẨN VIỆT NAM
THỊT VÀ SẢN PHẨM THỊT - LẤY MẪU VÀ CHUẨN BỊ MẪU THỬ - PHẦN 1: LẤY MẪU
Meat and meat products - Sampling and preparation of test samples - Part 1: Sampling
Lời nói đầu
TCVN 4833 - 1 ÷ 2 : 2002 thay thế TCVN 4833 : 1993;
TCVN 4833 - 1 : 2002 hoàn toàn tương đương với ISO 3100 - 1 : 1991;
TCVN 4833 - 1 : 2002 do Ban Kỹ thuật tiêu chuẩn TCVN/TC/F 8 Thịt và sản phẩm thịt biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành.
1.1. Tiêu chuẩn này đưa ra các hướng dẫn chung và quy định quy trình lấy mẫu ban đầu của thịt và sản phẩm thịt.
1.2. Điểm khác nhau giữa các quy trình lấy mẫu đối với các loại sản phẩm như sau:
a) Chuyến hàng hoặc các lô thịt, hoặc các sản phẩm thịt được chế biến, hoặc được đóng thành các đơn vị riêng lẻ với các loại cỡ (thí dụ xúc xích, thịt xay được đóng bao bằng chân không, xúc xích thái mỏng, dăm bông đóng hộp) hoặc thịt miếng có khối lượng không quá 2 kg.
b) Thân thịt, thịt miếng hoặc thịt muối có khối lượng trên 2 kg (thí dụ thăn thịt muối xông khói, sườn thịt lợn muối xông khói, thịt tươi và thịt đông lạnh có xương và không xương, sườn hoặc thăn thịt bò. Sườn thịt lợn, thân thịt của cừu non, thịt hươu), và thịt được tách bằng phương pháp cơ học hoặc thịt khô.
1.3. Cỡ và giá trị thương mại của các sản phẩm thịt như trên có thể cần phải lấy mẫu thứ cấp, chỉ sử dụng một phần của mẫu ban đầu, để đạt mục đích của việc lấy mẫu.
1.4. Nhìn chung quy trình lấy mẫu này là dùng cho mục đích thương mại. Trong các trường hợp đặc biệt, thí dụ như để giám sát thực phẩm, thì có thể cần phải theo các quy trình khác.
ISO 7002 : 1986, Agricultural food products - Layout for a standard method of sampling from a lot (Nông sản thực phẩm - trình bày phương pháp chuẩn để lấy mẫu từ lô hàng).
Trong tiêu chuẩn này áp dụng định nghĩa nêu trong ISO 7002.
4.1. Người lấy mẫu
Việc lấy mẫu phải do người lấy mẫu được các bên có liên quan ủy quyền và đã được đào tạo đúng theo kỹ thuật thích hợp. Người đó phải làm việc độc lập và không chấp nhận sự can thiệp của bên thứ ba. Người lấy mẫu có thể được người khác giúp đỡ nhưng người lấy mẫu phải chịu trách nhiệm chính. Người lấy mẫu và người trợ giúp có các biện pháp thích hợp để tránh làm nhiễm bẩn cả chuyến hàng (hoặc lô hàng) và đơn vị mẫu (thí dụ, rửa tay trước khi xử lý vật liệu cần lấy mẫu).
4.2. Đại diện của bên có liên quan
Nếu có thể, đại diện của các bên có liên quan nên có mặt khi tiến hành lấy mẫu.
4.3. Biên bản lấy mẫu
Các mẫu phòng thử nghiệm phải kèm theo biên bản lấy mẫu đã ký tên của người lấy mẫu và đại diện của các bên có liên quan ký, nếu có mặt. Biên bản bao gồm các thông tin sau:
a) tên và địa chỉ của người lấy mẫu;
b) tên và địa chỉ các đại diện của các bên có liên quan;
c) địa điểm, ngày, điểm lấy mẫu và thời gian lấy mẫu;
d) bản chất và xuất xứ của chuyến hàng hoặc lô hàng;
e) lượng và số lượng đơn vị cấu thành chuyến hàng hoặc lô hàng;
f) dấu hiệu và số hiệu lô hàng;
g) dấu hiệu nhận biết tàu chở hàng, toa tàu hỏa hoặc xe tải, nếu thích hợp;
h) nơi gửi hàng;
i) nơi nhận hàng;
j) ngày đến của chuyến hàng hoặc lô hàng;
k) tên và địa chỉ người bán;
l) tên và địa chỉ người mua;
m) số và ngày của vận đơn hoặc hợp đồng;
n) phương pháp lấy mẫu;
Để xem đầy đủ nội dung và sử dụng toàn bộ tiện ích của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
- 1Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4833-2:2002 (ISO 3100 - 2 : 1988) về thịt và sản phẩm thịt - lấy mẫu và chuẩn bị mẫu thử - phần 2: chuẩn bị mẫu thử để kiểm tra vi sinh vật do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 2Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5147:1990 về thịt và sản phẩm thịt - phương pháp xác định dư lượng penicillin
- 3Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5148:1990 về thịt và sản phẩm thịt - phương pháp xác định dư lượng streptomycin
- 1Quyết định 10/2002/QĐ-BKHCN về tiêu chuẩn Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 2Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4833-2:2002 (ISO 3100 - 2 : 1988) về thịt và sản phẩm thịt - lấy mẫu và chuẩn bị mẫu thử - phần 2: chuẩn bị mẫu thử để kiểm tra vi sinh vật do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 3Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5147:1990 về thịt và sản phẩm thịt - phương pháp xác định dư lượng penicillin
- 4Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5148:1990 về thịt và sản phẩm thịt - phương pháp xác định dư lượng streptomycin
- 5Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7925:2008 (ISO 17604 : 2003) về Vi sinh vật trong thực phẩm và thức ăn chăn nuôi - Phương pháp lấy mẫu thân thịt tươi để phân tích vi sinh vật
- 6Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4833:1993 về Thịt và sản phẩm thịt - Lấy mẫu do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành
Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4833-1:2002 (ISO 3100 - 1 : 1991) về thịt và sản phẩm thịt - lấy mẫu và chuẩn bị mẫu thử - phần 1: lấy mẫu do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- Số hiệu: TCVN4833-1:2002
- Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
- Ngày ban hành: 22/11/2002
- Nơi ban hành: Bộ Khoa học và Công nghệ
- Người ký: ***
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra