Hệ thống pháp luật

TIÊU CHUẨN VIỆT NAM

TCVN 6510:1999

BƠ VÀ SẢN PHẨM CHẤT BÉO CỦA SỮA - XÁC ĐỊNH ĐỘ AXIT (PHƯƠNG PHÁP CHUẨN)
Milk fat products and butter – Determination of fat acidity (Reference method)

Lời nói đầu

TCVN 6510 : 1999 hoàn toàn tương đương với ISO 1740 : 1991 (E)

TCVN 6510 : 1999 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn TCVN/TC/F12 Sữa và sản phẩm sữa biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn – Đo lường – Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường ban hành.

1. Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định phương pháp xác định độ axit của chất béo trong sản phẩm chất béo của sữa (theo định nghĩa trong tiêu chuẩn A-21) của FAO/WHO) và trong bơ.

2. Tiêu chuẩn trích dẫn

TCVN 6400 : 1998 (ISO 707) Sữa và sản phẩm sữa – Phương pháp lấy mẫu

Tiêu chuẩn A-2 của FAO/WHO, được soạn thảo theo các nguyên tắc liên quan đến sữa và sản phẩm sữa, xuất bản lần thứ 8, 1984, ở Rôm, của Tổ chức Nông Lương của Liên hợp quốc/Tổ chức Y tế thế giới.

3. Định nghĩa

Trong tiêu chuẩn này áp dụng định nghĩa sau:

Độ axit của chất béo trong bơ và sản phẩm chất béo của sữa – là lượng kiềm cần thiết để trung hòa hết các axit béo tự do có trong phần mẫu thử, được xác định bằng phương pháp quy định trong tiêu chuẩn này, chia cho khối lượng của phần mẫu thử.

Độ axit của chất béo được biểu thị bằng milimol trên 100 g chất béo

Chú thích 1 – Các phương pháp khác để biểu thị độ axit của chất béo sau đây đã từng được dùng nhưng từ nay trở đi không nên dùng nữa.

a) số miligam kali hydroxit cần để trung hòa các axit béo tự do có trong 1 g chất béo (bằng chỉ số axit);

b) số gam axit oleic trên 100 g chất béo (bằng tỷ lệ phần trăm của các axit béo tự do).

4. Nguyên tắc

Trong trường hợp đặc biệt đối với bơ, cần tách sơ bộ chất béo khỏi bơ đã tan chảy bằng cách cho ly tâm.

Trong lò sấy, lọc sản phẩm chất béo của sữa đã tan chảy hoặc chất béo từ bơ qua giấy lọc.

Hòa tan phần dịch lọc vào hỗn hợp propan-2-ol và xăng nhẹ, chuẩn độ bằng dung dịch thể tích chuẩn tetra-n-butyl amoni hydroxit, dùng xanh thymol làm chất chỉ thị.

5. Thuốc thử

Tất cả thuốc thử phải là loại phân tích

5.1. Tetra-n-butyl amoni hydroxit c(C16H37NO) = 0,1 mol/l, dung dịch thể tích trong hỗn hợp propan-2-ol/metanola, 3 1 (V/V).

Chú thích 2 – Nồng độ của dung dịch thể tích chuẩn tetra-n-butyl amoni hydroxit có thể bị thay đổi trong quá trình bảo quản và quá trình cho vào buret. Do vậy, nồng độ thực tế của dung dịch nên xác định chính xác tới 4 chữ số thập phân ngay trước khi dùng, bằng cách chuẩn độ đối chiếu với dung dịch chuẩn kali hydro phtalat (KHC8H4O4) dùng xanh thymol làm chỉ thị.

Tuy nhiên, nếu buret được lắp với bộ phận ngăn cách không cho cacbon dioxit lọt vào thì nồng độ của dung dịch tetra-n-bytyl amoni hydroxit thể tích chuẩn sẽ ổn định lâu hơn. Trong trường hợp này, nồng độ thực tế của dung dịch phải được kiểm tra đối với mỗi loạt xác định bằng cách tiến hành thử kiểm tra (8.5) dùng chất béo đối chiếu (5.4).

5.2. Xanh thymol, ρ(C27H30O5S) = 0,1g/l, dung dịch chỉ thị mầu trong propan-2-ol.

Hòa tan 0,1 g muối natri của xanh thymol vào 100 ml propan-2-ol để chuẩn bị dung dịch gốc. Trước khi dùng, pha loãng một thể tích dung dịch gốc này với chín thể tích propan-2-ol.

5.3. Dung môi của chất béo

5.3.1. Trộn một thể tích dung dịch xanh thymol (5.2) với bốn thể tích xăng nhẹ (nhiệt độ sôi từ 600C đến 800C). Bảo quản hỗn hợp này chỗ tối. Hỗn hợp này có thể được bảo quản đến 1 tháng.

5.3.2. Nếu thử mẫu trắng (8.4) cho kết quả cao, trung hòa dung m

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6510:1999 (ISO 1740 : 1991 (E)) về bơ và sản phẩm chất béo của sữa - xác định độ axit (phương pháp chuẩn) do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành

  • Số hiệu: TCVN6510:1999
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Ngày ban hành: 01/01/1999
  • Nơi ban hành: Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Không có
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: Kiểm tra
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản