Hệ thống pháp luật

TIÊU CHUẨN VIỆT NAM

TCVN 6492 : 1999

ISO 10523 : 1994

CHẤT LƯỢNG NƯỚC – XÁC ĐỊNH PH
Water quality - Determination of pH

Lời nói đầu

TCVN 6492 : 1999 hoàn toàn tương đương với tiêu chuẩn ISO 10523 : 1994;

TCVN 6492 : 1999 do Ban kỹ thuật TCVN/TC147 “Chất lượng nước” biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành.

CHẤT LƯỢNG NƯỚC - XÁC ĐỊNH PH

Water quality - Determination of pH

1 Phạm vi

1.1 Lĩnh vực áp dụng

Phương pháp này áp dụng cho mọi loại mẫu nước và nước thải có pH từ 3 đến 10.

1.2 Sự cản trở

Nhiệt độ, một vài loại khí và chất hữu cơ gây cản trở khi đo pH. Huyền phù trong mẫu có thể gây sai số nghiêm trọng. Phải đợi cho đến khi chất lơ lửng lắng đọng hết rồi mới được nhúng điện cực vào phần dung dịch trong. Có thể dùng siêu lọc. Khi đo nước cống và một vài loại nước mặt, nguy cơ làm bẩn điện cực hoặc ô nhiễm các màng do dầu mỡ là rất lớn.

Trong trường hợp điện cực so sánh bị tắc (xem 5.4, chú thích 2). Nếu có sự kết tủa trên màng ngăn, thí dụ kết tủa bạc sunfit Ag2S hoặc protein, cần làm cầu nối giữa mẫu và điện cực so sánh bằng các chất điện giải trơ, thí dụ c(KNO3) = 1mol/l.

Cần thường xuyên rửa các điện cực (xem 9.2).

2 Tiêu chuẩn trích dẫn

TCVN 5993 : 1995 (ISO 5667-3) Chất lượng nước – Lấy mẫu – Phần 3: Hướng dẫn bảo quản và xử lý mẫu.

3 Định nghĩa

Trong tiêu chuẩn này sử dụng những định nghĩa sau:

3.1 pH: Âm logarit thập phân của hoạt độ ion hidro tính bằng mol/l. Vì có tương tác giữa các ion nên hoạt độ của ion hidro thấp hơn nồng độ của nó một ít.

Thang pH thực tế được lấy từ dãy các dung dịch so sánh tiêu chuẩn ban đầu (xem phụ lục B).

4 Thuốc thử

4.1 Nước không cacbon dioxit

Chuẩn bị nước này từ nước cất hoặc nước qua khử ion đem đun sôi hoặc sục khí nitơ. Nước này dùng để pha loãng dung dịch đệm trong chuẩn hóa kép (xem 9.1).

4.2 Dung dịch đệm tiêu chuẩn

Dùng các dung dịch B, C, D, F và I đã cho trong phụ lục B, hoặc các dung dịch đệm mua ngoài thị trường không có vi sinh vật phát triển. Nếu dung dịch không được tiệt trùng, chúng có thể bền khoảng 6 tuần. Cacbon dioxit từ khí quyển ảnh hưởng đến pH nếu dung dịch có pH>4. Những dung dịch đệm có lực ion lớn hơn các dung dịch ở phụ lục B là không thích hợp để đo pH ở nước có nồng độ muối thấp (xem [9] ở phụ lục E).

Chú thích

1 Không dùng những dung dịch đệm mua ngoài thị trường có chứa muối thủy ngân làm chất bảo vệ.

2 Với các dung dịch đệm khác xem [6], [10] và [11] trong phụ lục E.

4.3 Chất điện giải

Dung dịch chất điện giải dùng để nạp vào điện cực so sánh cần theo đúng hướng dẫn của hãng sản xuất, ví dụ kali clorua với các nồng độ sau đây:

I: c(KCl) = 3,5 mol/l [ ρ(KCl) = 261 g/l ]

II: c(KCl) = 3,0 mol/l [ ρ(KCl) = 224 g/l ]

III: c(KCl) = 1,0 mol/l [ ρ(KCl) = 74,6 g/l ]

Hoà tan lượng kali clorua KCl đã định trong nước và pha loãng đến 1l. Nếu cần bão hòa bạc clorua thì thêm vài mililit dung dịch bạc nitrat c(AgNO3) ≈ 1 mol/l.

5 Thiết bị dụng cụ

5.1 Bình mẫu, dung tích tối thiểu 500 ml, đáy bằng và làm bằng thủy tinh kiềm thấp, thí dụ bosilicat. Các bình bằng chất dẻo phải không thấm khí.

5.2 Nhiệt kế, thang chia đến 0,5o

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6492:1999 (ISO 10523 : 1994) về chất lượng nước - xác định pH do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành

  • Số hiệu: TCVN6492:1999
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Ngày ban hành: 01/01/1999
  • Nơi ban hành: Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 25/11/2024
  • Tình trạng hiệu lực: Ngưng hiệu lực
Tải văn bản