Hệ thống pháp luật

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 6492 : 2011

ISO 10523 : 2008

CHẤT LƯỢNG NƯỚC – XÁC ĐỊNH pH

Water quality – Determination of pH

Lời nói đầu

TCVN 6492:2010 thay thế TCVN 6492:1999 (ISO 10523:1994)

TCVN 6492:2010 hoàn toàn tương đương với ISO 10523:2008;

TCVN 6492:2010 do Tổng cục Môi trường biên soạn, Bộ Tài nguyên và Môi trường đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

Lời giới thiệu

Phép đo giá trị pH của nước rất quan trọng đối với nhiều loại mẫu. Giá trị pH cao và thấp độc trực tiếp hoặc gián tiếp đối với các loài sinh vật thủy sinh. Giá trị pH là thông số hữu ích nhất trong đánh giá các đặc tính ăn mòn của một môi trường nước. Do vậy, phép đo pH là quan trọng đối với việc vận hành hiệu quả và kiểm soát quá trình xử lý nước (ví dụ quá trình kết bông và khử trùng bằng clo), kiểm soát chì hòa tan trong nước uống và xử lý sinh học nước cống và quá trình thải nước cống.

Phương pháp điện cực đề cập trong tiêu chuẩn này được dựa trên phép đo sự chênh lệch thế của điện cực điện hóa khi một trong hai nửa điện cực là một điện cực đo và điện cực còn lại là điện cực so sánh. Thế của điện cực đo là một hàm số của ion hydro hoạt động của dung dịch đo (Tài liệu tham khảo [5])

Xét về tầm quan trọng trong thực hành, tính phổ biến và chính xác, phép đo dùng điện cực thủy tinh pH được mô tả trong tiêu chuẩn này.

Trong điện cực so sánh, chất điện giải được dùng có thể ở dạng lỏng, polyme hoặc dạng gel.

 

CHẤT LƯỢNG NƯỚC – XÁC ĐỊNH pH

Water quality – Determination of pH

CẢNH BÁO – Người sử dụng tiêu chuẩn này cần phải thành thạo với các thực hành trong phòng thí nghiệm thông thường. Tiêu chuẩn này không đề cập tới vấn đề an toàn liên quan đến việc áp dụng tiêu chuẩn. Trách nhiệm của người sử dụng là phải xác lập độ an toàn, bảo đảm sức khỏe phù hợp với các quy định của quốc gia.

QUAN TRỌNG – Chỉ những nhân viên được đào tạo phù hợp mới được tiến hành phép thử theo tiêu chuẩn này.

1. Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn quy định phương pháp xác định giá trị pH của nước mưa, nước uống và nước khoáng, nước bể bơi, nước mặt và nước ngầm, cũng như nước thải sinh hoạt, nước thải công nghiệp, và bùn lỏng, giá trị pH nằm trong khoảng pH = 2 đến pH = 12 với lực ion của dung môi dưới l = 0,3 mol/kg (độ dẫn điện < 2 000 mS/m) và trong khoảng nhiệt độ từ 0 oC đến 50oC.

2. Tiêu chuẩn viện dẫn

Các tài liệu viện dẫn sau là rất cần thiệt cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung (nếu có).

TCVN 4851 (ISO 3696). Nước sử dụng phân tích trong phòng thí nghiệm – Yêu cầu kỹ thuật và phương pháp thử.

ISO 4796-2, Laboratory glassware – bottles – Part 2: Conical neck bottles (Dụng cụ thí nghiệm bằng thủy tinh – Phần 2: Bình nón)

TCVN 5993 (ISO 5667-3) Chất lượng nước – Lấy mẫu – Phần 3: Hướng dẫn bảo quản và xử lý mẫu

3. Thuật ngữ và định nghĩa

Trong tiêu chuẩn này áp dụng những thuật ngữ và định nghĩa sau

3.1.

pH

Đơn vị đo của hoạt độ ion hydro trong dung dịch.

CHÚ THÍCH 1 Theo TCVN 7870-9 (ISO 80000-9)[1].

CHÚ THÍCH 2 Dù là phản ứng axit hay kiềm đều được xác định bằng hoạt độ của các ion hydro có mặt

3.2.

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6492:2011 (ISO 10523 : 2008) về chất lượng nước - Xác định pH

  • Số hiệu: TCVN6492:2011
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Ngày ban hành: 01/01/2011
  • Nơi ban hành: ***
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: Kiểm tra
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản