- 1Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 3973:1984 về muối ăn (natri clorua) - phương pháp thử do Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước ban hành
- 2Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4851:1989 (ISO 3696-1987) về nước dùng để phân tích trong phòng thí nghiệm
- 3Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6341:1998 về muối iot - Phương pháp xác định hàm lượng iôt do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành
BỘT CANH IỐT – PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH HÀM LƯỢNG IỐT
Iodated seasoning powder – Method for determination of iodate content
Lời nói đầu
TCVN 6487 : 1999 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn TCVN/TCF 13 Phương pháp phân tích và lẫy mẫu biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn – Đo lường – Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường ban hành.
BỘT CANH IỐT – PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH HÀM LƯỢNG IỐT
Iodated seasoning powder – Method for determination of iodate content
Tiêu chuẩn này quy định phương pháp xác định hàm lượng iốt dạng iodat trong sản phẩm bột canh trộn iodat.
TCVN 6341 : 1998 Muối iốt – Phương pháp xác định hàm lượng iốt.
TCVN 4851 : 1989 Nước dùng để phân tích trong phòng thí nghiệm.
TCVN 3973 : 1984 Muối ăn – Phương pháp thử.
- cân có độ chính xác đến 0,01 g và 0,0002 g;
- cốc thủy tinh dung tích 100 ml, 250 ml;
- bình nón dung tích 100 ml;
- bình định mức dung tích 100 ml, 1000 ml;
- buret dung tích 5 ml, 10 ml, chia độ đến 0,1 ml;
- pipét dung tích 5 ml, 2 ml, chia độ đến 0,1 ml;
- phễu lọc thủy tinh j = 9 mm;
- giấy lọc băng đỏ j = 11 mm;
- nước dùng để phân tích trong phòng thí nghiệm theo TCVN 4851 : 1989;
- kali iodua (KI), loại tinh khiết phân tích, dung dịch 10%.
Hòa tan 100 g KI trong cốc thủy tinh 250 ml rồi đổ vào bình định mức dung tích 1000 ml, sau đó thêm nước cất đến vạch, lắc đều. Bảo quản dung dịch ở chỗ tối, mát. Có thể sử dụng dung dịch này trong vòng 2 tháng kể từ ngày pha (lượng dung dịch này có thể dùng để xác định được khoảng 100 mẫu bột canh iốt).
- Natri thiosunfat (Na2S2O3), dung dịch 0,005 M:
Hòa tan 1,240 g Na2S2O3.H2O trong 100 ml nước trong bình định mức 1000 ml, lắc cho tan sau đó cho nước cất đến vạch, lắc đều. Bảo quản dung dịch ở chỗ tối, mát. Có thể sử dụng dung dịch này trong vòng 1 tháng kể từ ngày pha (lượng dung dịch này có thể dùng để xác định được khoảng 100 mẫu bột canh iốt).
Chuẩn lại nồng độ Na2S2O3 trước khi dùng bằng dung dịch chuẩn KIO3 0,1 N từ ống chuẩn.
- Axit sunfuric, loại tinh khiết phân tích, dung dịch 30%:
Cho từ từ trong khi lắc 18 ml H2SO4 (d=1,84) vào khoảng 50 ml nước cất có sẵn trong bình định mức dung tích 100 ml, rồi thêm nước cất tới vạch lắc đều (lượng dung dịch này có thể dùng để xác định được khoảng 50 mẫu bột canh iốt).
- Axit phôtphoric, loại tinh khiết phân tích, dung dịch 10%:
Hòa tan 6 ml H3PO4 (d=1,87) vào khoảng 50 ml nước cất có sẵn trong bình định mức dung tích 100 ml, thêm nước cất tới vạch mức.
- Hồ tinh bột, dung dịch 1%.
Cân 1 g hồ tinh bột cho vào cốc dung tích 100 ml, thêm 10 ml nước cất nóng và đun sôi cho đến tan hết. Cho khoảng 50 ml dung dịch NaCl bão hòa vào dung dịch hồ tinh bột đang nóng, lắc tan đều rồi chuyển sang bình định mức dung tích 100 ml, thêm tiếp dung dịch NaCl bão hòa cho đến vạch, lắc đều. Bảo quản dung dịch ở chỗ tối, mát. Có thể sử dụng dung dịch này trong vòng một tháng kể từ ngày pha.
Theo TCVN 3973 : 1984.
Cân 10 g mẫu bột canh iốt chính xác đến 0,01 g cho vào cốc dung tích 100 ml, hòa tan bằng 30 ml nước cất và lắc cho tan hết mẫu. Lọ
Để xem đầy đủ nội dung Tiêu chuẩn/Quy chuẩn và sử dụng toàn bộ tiện ích của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
- 1Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 3973:1984 về muối ăn (natri clorua) - phương pháp thử do Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước ban hành
- 2Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4851:1989 (ISO 3696-1987) về nước dùng để phân tích trong phòng thí nghiệm
- 3Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6341:1998 về muối iot - Phương pháp xác định hàm lượng iôt do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành
- 4Tiêu chuẩn ngành 10TCN 461:2001 về bột canh iốt - Yêu cầu kỹ thuật do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6487:1999 về bột canh iốt - phương pháp xác định hàm lượng iốt do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành
- Số hiệu: TCVN6487:1999
- Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
- Ngày ban hành: 01/01/1999
- Nơi ban hành: Bộ Khoa học và Công nghệ
- Người ký: ***
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 23/11/2024
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực