Hệ thống pháp luật

TIÊU CHUẨN VIỆT NAM

TCVN 6409 : 1998

ISO 2024 : 1981

GIẦY, ỦNG CAO SU - GIẦY, ỦNG CAO SU DẪN ĐIỆN CÓ LÓT - YÊU CẦU KỸ THUẬT

Rubber footwear, lined conducting - Specification

Lời giới thiệu

Tiêu chuẩn này áp dụng cho giầy, ủng cao su có tính dẫn điện dùng cho các mục đích đặc biệt ở những nơi mà nguy cơ bị điện giật do các thiết bị điện gây ra đã hoàn toàn được loại trừ và điều cần thiết là giảm đến mức tối thiểu điện áp tạo thành cũng như điện tích tích điện được tiêu tán trong khoảng thời gian ngắn nhất, thí dụ khi xử lý các vụ nổ thì không cần phải có giới hạn dưới về điện trở (giới hạn trên về điện dẫn). Để đảm bảo cho giầy, ủng thực sự dẫn điện, giới hạn trên của điện trở được quy định là 150.000 Ω.

Trong quá trình sử dụng, điện trở của giầy, ủng có thể biến đổi đáng kể, do vậy người dùng phải thường xuyên đo điện trở.

Bề mặt sàn nơi dùng giầy và ủng cũng phải dẫn điện.

 

GIẦY, ỦNG CAO SU - GIẦY, ỦNG CAO SU DẪN ĐIỆN CÓ LÓT - YÊU CẦU KỸ THUẬT

Rubber footwear, lined conducting - Specification

1. Phạm vi và lĩnh vực áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định các yêu cầu cho giầy, ủng cao su có tính dẫn điện.

2. Tiêu chuẩn trích dẫn

ISO 37 : 1994 Cao su lưu hóa hoặc chất dẻo - Xác định các tính chất biến dạng ứng suất kéo.

ISO 188 : 1982 Cao su lưu hóa - Thử lão hóa hoặc bền nhiệt.

ISO 471 : 1983 Cao su - Môi trường, độ ẩm và thời gian chuẩn để điều hòa và thử nghiệm mẫu.

ISO 1421 Vải phủ cao su hoặc chất dẻo - Xác định độ bền kéo đứt và độ giãn đứt.

3. Vải - Các yêu cầu tối thiểu

3.1. Vải dệt thoi

Lớp lót của ủng có thể gồm một lớp vải để lót chân hoặc có hai hoặc nhiều lớp vải trong đó lớp thứ nhất để lót chân, các lớp khác có tác dụng gia bền.

Độ bền của vải hoặc độ bền của lớp ghép (trường hợp lớp lót gồm nhiều lớp vải) được xác định bằng phương pháp đưa ra ở phụ lục A

Khi lấy miếng mẫu thử có chiều rộng 25 mm, độ bền kéo đứt tối thiểu của vải làm phần ống và lắc (mũi giầy) phải là:

- theo chiều dọc                        250 N;

- theo chiều ngang         200 N.

3.2. Vải dệt kim

Có thể dùng vải dệt kim làm lót theo thỏa thuận của người mua và người bán.

4. Ống ủng - Độ dầy tối thiểu

Độ dầy tổng cộng của lớp cao su và vải không được nhỏ hơn giá trị tối thiểu đưa ra ở hình 1 ở những điểm chỉ định.

5. Những chi tiết phải gia bền đặc biệt

Mép trên của ống ủng phải được viền dầy hơn hoặc được gia bền bằng cách khác thích hợp.

Lỗ luồn dây, nếu có, không được gỉ.

6. Tính chất cơ lý của đế và gót giầy, ủng

6.1. Yêu cầu chịu thử kéo trước khi thử lão hóa

Cắt 3 miếng mẫu thử ở phần đế ngoài và gót, sau đó mài hoặc dùng cách thích hợp để giảm độ dầy của mẫu thử đến độ dầy quy định theo ISO 37. Trong khi mài tránh làm tăng nhiệt độ.

Độ bền kéo đứt và độ giãn đứt của đế và gót được xác định theo phương pháp quy định trong ISO 37 bằng các miếng mẫu thử dạng quả tạ. Có thể dùng miếng mẫu thử nhỏ hơn cho phần gót. Song phải ghi rõ kích thước của mẫu thử khi biểu thị kết quả.

Cả 3 miếng mẫu thử không được có các khuyết tật nhìn rõ. Nếu giá trị trung bình của các kết quả đo nhỏ hơn và giá trị lớn nhất của các kết quả đo lớn hơn các giá trị tương ứng đưa ra trong bảng 1, phải thử thêm 2 miếng mẫu nữa. Nếu giá trị trung bình của 5 kết quả đo không lớn hơn giá t

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6409:1998 (ISO 2024 : 1981) về Giày, ủng cao su - Giày, ủng cao su dẫn điện có lót - Yêu cầu kỹ thuật

  • Số hiệu: TCVN6409:1998
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Ngày ban hành: 01/01/1998
  • Nơi ban hành: ***
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 22/01/2025
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản