TIÊU CHUẨN VIỆT NAM
TCVN 6196-2 : 1996
CHẤT LƯỢNG NƯỚC - XÁC ĐỊNH NATRI VÀ KALI - PHẦN 2: XÁC ĐỊNH KALI BẰNG PHƯƠNG PHÁP TRẮC PHỔ HẤP THỤ NGUYÊN TỬ
Water quality - Determination of sodium and potassium - Part 2: Determination of potassium by atomic absorption spectrometry
1. Phạm vi áp dụng
1.1. Lĩnh vực áp dụng
Phần này của tiêu chuẩn này quy định phương pháp xác định kali hòa tan bằng phương pháp trắc phổ hấp thụ nguyên tử ngọn lửa (AAS). Dùng để phân tích nước thô và nước uống.
Phương pháp này chỉ áp dụng đối với các mẫu nước có nồng độ kali trong khoảng từ 5 mg/l đến 50 mg/l. Khoảng này có thể mở rộng tới các giới hạn cao hơn hoặc thấp hơn nếu các hệ số pha loãng được chọn khác hệ số quy định trong điều 8.
1.2. Các chất gây nhiễu
Các ion thường có mặt trong nước thô và nước uống không gây nhiễu khi xác định kali bằng phương pháp trắc phổ hấp thụ nguyên tử.
2. Tiêu chuẩn trích dẫn
ISO 5667-1 : 1980 Chất lượng nước - Lấy mẫu. Phần 1: Hướng dẫn xây dựng các phương án lấy mẫu.
TCVN 5992 : 1995 (ISO 5667-2) Chất lượng nước - Lấy mẫu. Phần 2: Hướng dẫn kỹ thuật lấy mẫu.
3. Nguyên tắc
Thêm dung dịch xesi clorua vào mẫu như một chất hạn chế sự ion hóa. Hút mẫu trực tiếp vào ngọn lửa hỗn hợp không khí/axetylen của phổ kế hấp thụ nguyên tử. Đo độ hấp thụ ở bước sóng 766,5 nm.
4. Thuốc thử
Chỉ sử dụng các loại thuốc thử thuộc loại phân tích và nước đã khử ion hoặc nước có độ tinh khiết tương đương.
4.1. Axit clohidric, c(HCl) ≈ 11 mol/l, r = 1,18 g/ml.
4.2. Axit nitric, c(HNO3) ≈ 16 mol/l, r = 1,41 g/ml.
4.3. Dung dịch xesi clorua, (CsCl)
Hòa tan 25 g xesi clorua trong dung dịch gồm 50 ml axit clohidric (4.1) và 450 ml nước, và pha loãng với nước tới 1 lít trong bình định mức một vạch.
Một lít dung dịch này chứa khoảng 20g xesi.
Chú thích 1 - Axit nitric (4.2) có thể được dùng thay cho axit clohidric (4.1).
4.4. Kali, dung dịch gốc
Hòa tan 1,907 g ± 0,005 g kali clorua (trước đó đã được sấy khô ít nhất 1 giờ ở 140 oC ± 10 oC) trong nước trong bình định mức một vạch dung tích 1000 ml và thêm nước cho tới vạch.
Bảo quản dung dịch trong chai polyetylen, có thể bền vững ít nhất là 6 tháng.
Một lít dung dịch này chứa 1000 mg K.
Dùng dung dịch đã pha chế có sẵn trong thương mại.
4.5. Kali, dung dịch chuẩn
Dùng pipet lấy 10 ml dung dịch gốc kali (4.4) cho vào bình định mức một vạch dung tích 1000 ml. Thêm nước cho tới vạch.
Dung dịch này khi cần sẽ chuẩn bị.
1 ml dung dịch chuẩn này chứa 10 mg K.
5. Thiết bị
Thiết bị của phòng thí nghiệm thông thường, và
5.1. Phổ kế hấp thụ nguyên tử, mở máy và thao tác theo chỉ dẫn của nhà sản xuất, được gắn với một đèn dùng ngọn lửa hỗn hợp không khí/axetylen, một đèn catốt rỗng để xác định kali và một bộ nhận quang nhạy màu đỏ tương hợp.
Độ rộng quang phổ khuyến nghị < 0,3 nm.
Tất cả dụng cụ thủy tinh phải làm từ thủy tinh bosilicat.
Rửa sạch dụng cụ thủy tinh và polyetylen bằng cách ngâm trong dung dịch nước 10% (V/V) axit nitric (4.2) sau đó tráng kỹ bằng nước. Các thiết bị này chỉ nên để dùng đối với phương pháp này.
6. Lấy mẫu
Thu thập mẫu vào các chai polyetylen (xem ISO 5567-1 và TCVN 5992 : 1995). Nói chung không cần thiết bảo quản mẫu bằng cách axit hóa.
Chú thích 2 - Nếu như việc phân tích kim loại khác phải tiến hành trên mẫu, thì mẫu có thể được bảo quản bằng việc thêm axit clohidric (4.1) hoặc axit nitric (4.2) để đưa độ pH tới khoảng gần bằng 1. Tất cả các mẫu, các chuẩn và các mẫu trắng phải có cùng một nồng độ và cùng một loại axit.
Để xem đầy đủ nội dung Tiêu chuẩn/Quy chuẩn và sử dụng toàn bộ tiện ích của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
- 1Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6196-3:2000 (ISO 9964-3 : 1993) về chất lượng nước - xác định natri và kali - Phần 3: Xác định natri và kali bằng đo phổ phát xạ ngọn lửa
- 2Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6194:1996 (ISO 9297:1989 (E))về chất lượng nước - Xác định clorua - Chuẩn độ bạc nitrat với chỉ thị cromat (phương pháp Mo)
- 3Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6195:1996 (ISO 10359/1:1992 (E)) về chất lượng nước - Xác định florua - Phương pháp dò điện hoá đối với nước sinh hoạt và nước bị ô nhiễm nhẹ
- 4Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6197:1996 về chất lượng nước - Xác định cadimi bằng trắc phổ hấp thụ nguyên tử
- 5Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6177:1996 (ISO 6332: 1988 (E)) về chất lượng nước - xác định sắt bằng phương pháp trắc phổ dùng thuốc thử 1.10-phenantrolin do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành
- 6Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6178:1996 (ISO 6777: 1984 (E)) về chất lượng nước - xác định nitrit - phương pháp trắc phổ hấp thụ phân tử do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành
- 1Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5992:1995 về chất lượng nước - lấy mẫu - hướng dẫn kỹ thuật lấy mẫu
- 2Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6196-3:2000 (ISO 9964-3 : 1993) về chất lượng nước - xác định natri và kali - Phần 3: Xác định natri và kali bằng đo phổ phát xạ ngọn lửa
- 3Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6194:1996 (ISO 9297:1989 (E))về chất lượng nước - Xác định clorua - Chuẩn độ bạc nitrat với chỉ thị cromat (phương pháp Mo)
- 4Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6195:1996 (ISO 10359/1:1992 (E)) về chất lượng nước - Xác định florua - Phương pháp dò điện hoá đối với nước sinh hoạt và nước bị ô nhiễm nhẹ
- 5Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6197:1996 về chất lượng nước - Xác định cadimi bằng trắc phổ hấp thụ nguyên tử
- 6Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6177:1996 (ISO 6332: 1988 (E)) về chất lượng nước - xác định sắt bằng phương pháp trắc phổ dùng thuốc thử 1.10-phenantrolin do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành
- 7Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6178:1996 (ISO 6777: 1984 (E)) về chất lượng nước - xác định nitrit - phương pháp trắc phổ hấp thụ phân tử do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành
Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6196-2:1996 (ISO 9964/2:1993 (E)) về chất lượng nước - xác định natri và kali - Phần 2: Xác định kali bằng phương pháp trắc phổ hấp thụ nguyên tử
- Số hiệu: TCVN6196-2:1996
- Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
- Ngày ban hành: 01/01/1996
- Nơi ban hành: ***
- Người ký: ***
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 22/11/2024
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực