Hệ thống pháp luật

TIÊU CHUẨN VIỆT NAM

TCVN 5745 -1993

MÁY XAY XÁT THÓC GẠO

YÊU CẦU AN TOÀN CHUNG

Lời nói đầu

TCVN 5745 – 1993 do Trung tâm Khảo nghiệm máy nông nghiệp Bộ nông nghiệp và CNTP biên soạn;

Tổng cục Tiêu chuẩn – Đo lường – Chất lượng đề nghị và được Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường ban hành theo Quyết định số 491/QĐ ngày 22 tháng 9 năm 1993.

 

MÁY XAY XÁT THÓC GẠO

YÊU CẦU AN TOÀN CHUNG

Rice milling machines

General safety requirements

1. Tiêu chuẩn này quy định các yêu cầu an toàn chung cho các máy xay xát thóc gạo có năng suất tính theo khối lượng thóc không lớn hơn 1 tấn giờ dùng quả lô xay xát chế tạo bằng gang hoặc cao su.

2. Các mối ghép ren phải bền chắc và có biện pháp phòng sự nới lỏng.

3. Các mối hàn phải bền chắc, ngấu đều liên tục, không được rạn nứt, cháy rỗ.

4. Các chi tiết đúc quan trọng như thân máy, nắp máy, quả lô, trục vít tải, bánh đai … không được có vết nứt, vết rỗ, lồi lõm hoặc các khuyết tật khác ảnh hưởng đến sự an toàn khi máy làm việc.

5. Hợp nhất để chế tạo quả lô cao su phải phù hợp với yêu cầu vệ sinh đối với gạo theo quy định của TCVN 4733 – 89 – Gạo. Yêu cầu vệ sinh.

6. Đối với máy xay xát dùng quả lô cao su, phải có bộ phận tự điều chỉnh khe hở giữa hai quả lô khi gặp dị vật lớn để bảo đảm an toàn bề mặt của quả lô.

7. Kết cấu của máy phải đảm bảo được an toàn nắp buồng xát trong trường hợp áp lực buồng xát tăng quá mức.

8. Tùy theo kết cấu của máy, khi lắp ghép các sàng phải tròn đều, kín sát không vênh hở.

9. Trục hệ thống quạt phân ly phải quay trơn nhẹ nhàng được bằng tay. Cánh quạt không được cong vênh chạm vào vỏ ngoài.

10. Kết cấu của máy phải đảm bảo ngăn ngừa, không để dầu mỡ và các tạp chất khác lẫn vào sản phẩm

11. Các cửa quan sát yêu cầu phải đóng mở, hoặc tháo ra được dễ dàng.

12. Các bộ phận truyền chuyển động phải được che chắn bảo đảm an toàn cho người sử dụng và thuận tiện cho phục vụ máy.

13. Các chi tiết như quả lô, vít tải, sàng phải bảo đảm tháo lắp thay thế dễ dàng và an toàn.

14. Vỏ bao che hệ thống phân ly phải bảo đảm kín sát không để cám bụi bay ra ngoài.

15. Mầu sơn chính của máy không góp phần làm tăng thêm trạng thái mệt mỏi của công nhân sử dụng máy – nên sơn mầu sáng dịu.

16. Các điểm bôi trơn đều phải sơn khác màu sơn của máy.

17. Sau khi lắp đặt máy, yêu cầu trục máy phải đảm bảo đồng tâm với trục truyền lực và khi vận hành máy phải làm việc ổn định chắc chắn. Mức rung và mức ồn tại chỗ làm việc phải phù hợp với tiêu chuẩn vệ sinh lao động.

Tốc độ rung (cm/s) không vượt quá 1,1 đối với rung đứng; 3,2 đối với rung ngang.

Mức ồn không vượt quá 90dBA.

18. Nếu chiều cao của máy tính tới miệng phễu đổ thóc quá 1m, yêu cầu phải có bậc lên xuống.

19. Bụi bám và bồi trấu không được xả trực tiếp ra phòng máy, phải có biện pháp dẫn ra khỏi phòng máy

Nồng độ bụi của không khí ở trong phòng máy không vượt quá 10mg/m3.

20. Nếu máy xay xát liên hợp với động cơ đốt trong phải bảo đảm dập tắt tia lửa của khí xả trước khi thoát ra ngoài không khí. Luồng khí thải phải được dẫn ra khỏi phòng máy và không được hướng vào vùng có nhiều bổi trấu phun ra để phòng hỏa hoạn.

21. Nếu máy xay xát liên hợp với động cơ điện, phải thực hiện đầy đủ mọi yêu cầu an toàn về điện theo TCVN 3620 – 81.

22. Nếu máy có những kết cấu đặc biệt dễ gây ra nhầm lẫn trong sử dụng và thay thế, cần phải có chỉ dẫn và chỉ dẫn đó phải tồn tại trong suốt quá trình sử dụng máy.

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5745:1993 về máy xay xát thóc gạo - Yêu cầu an toàn chung do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành

  • Số hiệu: TCVN5745:1993
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Ngày ban hành: 22/09/1993
  • Nơi ban hành: Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 05/11/2024
  • Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực
Tải văn bản