Hệ thống pháp luật

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 11890:2017

QUY PHẠM THỰC HÀNH ĐỐI VỚI XAY XÁT GẠO

Code of practices for rice mill

 

Lời nói đầu

TCVN 11890:2017 do Cục Chế biến và Phát triển thị trường Nông sản biên soạn, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

 

QUY PHẠM THỰC HÀNH ĐỐI VỚI XAY XÁT GẠO

Code of practices for rice mill

1  Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này thiết lập thực hành vệ sinh và an toàn thực phẩm cho cơ sở xay xát và toàn bộ quá trình xay xát, bảo quản thóc gạo bao gồm tiếp nhận thóc, làm khô, làm sạch, bóc vỏ trấu, xát cám, đánh bóng, phân loại, đóng gói, bảo quản và vận chuyển để cung cấp các sản phẩm gạo chất lượng tốt và an toàn để tiêu thụ hoặc sử dụng làm nguyên liệu cho quá trình chế biến các sản phẩm từ gạo.

2  Tài liệu viện dẫn

Các tài liệu viện dẫn sau rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung (nếu có).

TCVN 5643:1999 Gạo - Thuật ngữ và định nghĩa.

TCVN 8370:2010 Thóc tẻ.

3  Thuật ngữ và định nghĩa

Trong tiêu chuẩn này sử dụng các thuật ngữ, định nghĩa nêu trong TCVN 5643:1999 và thuật ngữ, định nghĩa sau:

3.1

Máy xay xát gạo (rice mill)

Thiết bị được cơ sở sử dụng để xay xát thóc thành gạo lật, gạo trắng hoặc gạo đồ.

3.2

Cơ sở xay xát gạo (rice milling facility)

Các khu vực tiếp nhận thóc và bảo quản, làm khô, làm sạch, ngâm và hấp (trong chế biến gạo đồ), bóc vỏ trấu, xát cám, đánh bóng, phân loại, đóng gói và bảo quản các sản phẩm gạo bao gồm cả khu vực bảo quản vật liệu đóng gói, xử lý chất thải, bảo quản hóa chất và các khu vực phụ trợ khác.

4  Yêu cầu đối với cơ sở xay xát gạo

4.1  Vị trí

Cơ sở phải được bố trí ở khu vực cách xa khu dân cư và không làm ảnh hưởng đến dân cư. Phải có các biện pháp phòng ngừa hiệu quả chống ô nhiễm do tiếng ồn, bụi và khói sinh ra trong hoạt động xay xát gạo.

Cơ sở không được nằm trong khu vực có thể gây ô nhiễm sản phẩm gạo, ví dụ như các bãi xử lý chất thải. Nếu không thể tránh khỏi, phải có các biện pháp phòng ngừa hiệu quả sự ô nhiễm do các chất bẩn và động vật mang bệnh có thể ảnh hưởng xấu đến chất lượng sản phẩm.

Cơ sở phải có đủ diện tích để tách riêng khu vực xay xát ra khỏi khu văn phòng, nhà ở, khu vực đỗ xe, hệ thống xử lý chất thải và các khu vực cần thiết khác.

Vị trí nhà xưởng phải thuận tiện giao thông, có đầy đủ cơ sở hạ tầng.

4.2  Nhà xưởng và các khu vực điều hành

4.2.1  Khu vực làm khô

Khu vực làm khô phải được làm bằng bê tông, đảm bảo khô và sạch, tránh được sự xâm nhập của côn trùng, vật nuôi. Trong trường hợp sân phơi không làm bằng bê tông thì phải được lót bằng vật liệu cách ẩm.

4.2.2  Các khu vực ngâm và hấp (trong chế biến gạo đồ)

Cấu trúc nhà xưởng được làm bằng vật liệu chắc và bền, dễ dàng làm sạch và bảo dưỡng.

Tường, vách ngăn và sàn nhà cần có bề mặt nhẵn, làm bằng vật liệu không thấm nước, không độc hại, phù hợp cho mục đích sử dụng.

Sàn nhà phải được thiết kế đảm bảo không có nước đọng và chống trơn trượt.

4.2.3  Khu vực bảo quản thóc, sản phẩm gạo và các phụ phẩm<

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11890:2017 về Quy phạm thực hành đối với xay xát gạo

  • Số hiệu: TCVN11890:2017
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Ngày ban hành: 01/01/2017
  • Nơi ban hành: ***
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 22/01/2025
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản