Hệ thống pháp luật

TIÊU CHUẨN VIỆT NAM

TCVN 5699-2-23 : 2000

AN TOÀN ĐỐI VỚI THIẾT BỊ ĐIỆN GIA DỤNG VÀ CÁC THIẾT BỊ ĐIỆN TƯƠNG TỰ - PHẦN 2-23: YÊU CẦU CỤ THỂ ĐỐI VỚI CÁC THIẾT BỊ DÙNG ĐỂ CHĂM SÓC TÓC HOẶC DA

Safety of household and similar electrical appliances - Part 2-23: Particular requirements for appliances for skin or hair care

1. Phạm vi áp dụng

Điều này của phần 1 được thay bằng:

Tiêu chuẩn này quy định các vấn đề về an toàn của các thiết bị điện dùng để chăm sóc tóc hoặc da dùng cho người hoặc động vật và được thiết kế dùng trong gia đình và các mục đích tương tự, có điện áp danh định không quá 250 V

Chú thích

1) Ví dụ về các thiết bị nằm trong phạm vi áp dụng của tiêu chuẩn này là:

- thiết bị sấy tóc;

- thiết bị hơ tay;

- thiết bị uốn tóc thành dạng sóng

- kẹp uốn;

- lược uốn;

- lô quấn có nguồn nhiệt tách rời;

- nguồn nhiệt có phương tiện uốn tháo rời được;

- thiết bị xông hơi vùng mặt.

2) Các thiết bị được đề cập trong tiêu chuẩn này có thể có cơ cấu tạo hơi nước hoặc xịt nước.

Các thiết bị không nhằm sử dụng bình thường trong gia đình nhưng vẫn có thể là nguồn gây nguy hiểm cho công chúng, ví dụ như các thiết bị cho những người không có chuyên môn sử dụng trong các cửa hàng, trong ngành công nghiệp nhẹ hoặc trong các trang trại cũng là đối tượng của tiêu chuẩn này.

Chú thích 3 - Ví dụ như các thiết bị sử dụng trong các hiệu làm đầu.

Ở chừng mực có thể, tiêu chuẩn này đề cập đến những nguy hiểm thường gặp mà thiết bị có thể gây ra cho tất cả những người ở bên trong và xung quanh nhà ở.

Tiêu chuẩn này nói chung không xét đến:

- việc trẻ em hoặc người già yếu sử dụng mà không được giám sát;

- việc trẻ em nghịch thiết bị.

Chú thích 4:

4) Lưu ý là:

- đối với thiết bị sử dụng trên xe, tàu thủy, máy bay, có thể cần phải có yêu cầu bổ sung;

- đối với thiết bị dùng ở các nước có khí hậu nhiệt đới, có thể cần phải có yêu cầu đặc biệt;

- ở nhiều nước, các yêu cầu bổ sung được quy định bởi các cơ quan có thẩm quyền về y tế, bảo hộ lao động và các cơ quan có thẩm quyền tương tự;

5) Tiêu chuẩn này không áp dụng cho:

- các thiết bị được thiết kế dành riêng cho mục đích công nghiệp;

- các thiết bị được thiết kế để sử dụng ở những nơi có môi trường đặc biệt như môi trường ăn mòn, dễ nổ (bụi, hơi nước hoặc khí);

- thiết bị cạo râu, tông đơ và các thiết bị tương tự (IEC 335-2-8);

- thiết bị bức xạ tia cực tím và tia hồng ngoại (IEC 335-2-27);

- thiết bị cấp nhiệt tắm hơi (IEC 335-2-53);

- thiết bị dùng cho mục đích y tế (IEC 601).

2. Định nghĩa

Áp dụng điều này của phần 1 ngoài ra còn:

2.2.9. Thay thế:

Hoạt động bình thường: Hoạt động của thiết bị trong các điều kiện dưới đây:

Sấy tóc kiểu chụp hoạt động với trục của mũ nghiêng một góc 60o so với mặt phẳng nằm ngang hoặc góc lớn nhất cho phép theo kết cấu nếu góc đó là nhỏ hơn. Hình cầu bằng gỗ, sơn màu đen mờ, đường kính 200 mm được đặt trong mũ sao cho tâm hình cầu nằm trên trục của mũ, khoảng cách ngắn nhất giữa hình cầu và lưới thoát không khí là 50 mm.

Sấy tóc có gắn mũ mềm hoạt động với mũ gắn đặt phía trên lưới kim loại bảo vệ cho trên hình 101, lưới này đặt phía trên hình cầu.

Chú thích - Sấy tóc kiểu chụp, đỡ bằng đầu, hoạt động như sấy tóc có gắn mũ mềm.

Sấy tóc cầm tay hoạt động với luồng không khí hướng xuống dưới không bị cản trở.

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5699-2-23:2000 về An toàn đối với thiết bị điện gia dụng và các thiết bị điện tương tự - Phần 2-23. Yêu cầu cụ thể đối với các thiết bị dùng để chăm sóc tóc hoặc da

  • Số hiệu: TCVN5699-2-23:2000
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Ngày ban hành: 01/01/2000
  • Nơi ban hành: ***
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: Kiểm tra
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản