Hệ thống pháp luật

TIÊU CHUẨN VIỆT NAM

TCVN 5671:1992

HỆ  THỐNG  TÀI  LIỆU  THIẾT  KẾ  XÂY  DỰNG-  HỒ  SƠ  THIẾT  KẾ  KIẾN TRÚC

 

PHẠM VI ÁP DỤNG.

Tiêu  chuẩn  này  quy  định  thành  phần,  nội  dung,  yêu  cầu  kĩ  thuật  và  kí  hiệu  các  bản  vẽ: Phần hồ sơ thiết kế kiến trúc của nhà và công trình thuộc giai đoạn chuẩn bị xây dựng theo hai giai đoạn thiết kế: kĩ thuật và thi công.Tiêu chuẩn này không áp dụng cho các bản vẽ phối cảnh tổng thể, nội thất và các đồ án dự thi.

1. Quy định chung

1.1.Thành phần hồ sơ kiến trúc ở hai giai đoạn thiết kế bao gồm:

-Các bản vẽ kiến trúc kí hiệu bằng chữ KT, sau đó ghi chữ số ả Rập chỉ số thứ tự của bản vẽ (ví dụ : KT -4)

-Đối với hồ sơ thiết kế thi công cần có thêm các bảng tổng hợp các yêu cầu về

cấu kiện, về trang thiết bị, về nguyên vật liệu trang trí và hoàn thiện đặc biệt.

1.2.Nội dung của hồ sơ bản vẽ thiết kế thi công bao gồm:

-Những số liệu chung về thi công.

-Vị trí công trình xây dựng.

-Các mặt bằng các tầng, tầng hầm, tầng kĩ thuật, mái, sàn.

-Các mặt cắt.

-Các mặt đứng.

-Các chi tiết cấu tạo kiến trúc.

-Sơ đồ lắp đặt hoặc vị trí cấu kiện.

1.3.Kích thước khổ bản vẽ được quy định thống nhất lấy bằng bội số khổ giấy A4.

1.4.Quy cách bản vẽ, kí hiệu, tên, số thứ tự, số trang của bản vẽ, nét vẽ, kí hiệu chữ, kí hiệu vật  liệu xây dựng, cách đánh trục và kí  hiệu  trục, được  áp  dụng  theo TCVN

4455 : 87 và các tiêu chuẩn về hệ thống tài liệu thiết kế xây dựng hiện hành.

1.5.Vị trí đường dóng kích thước phải đặt ở phía trong nét vẽ tường rào của công trình - nếu có -và dọc theo bên ngoài nét vẽ của tường chính ngôi nhà. -Khi công trình có các tường rào bao quanh kích thước các tường bộ phận và tổng kích thước của nhà hoặc công trình được ghi phía ngoài tường rào.

Ngoài những yêu cầu trên, quy cách ghi kích thước cần tuân theo TCVN 4455 : 87và các tài liệu về hệ thống tài liệu thiết kế xây dựng hiện hành.

1.6.Hệ đo lường áp dụng trong hồ sơ thiết kế kiến trúc là hệ mét.

-Kích thước các chiều được ghi bằng mm.

-Độ cao được ghi bằng m.

-Diện  tích  được  ghi  bằng  m2.  Trong  trường  hợp  bắt  buộc  phải  áp  dụng  hệ  đo lường khác thì phải ghi chú rõ trong mỗi bản vẽ.

1.7.Các bản vẽ thiết kế kiến trúc được thể hiện với các tỉ lệ sau: 1:1, 1:2, 1:5, 1:10, 1:20,1:100, 1:200 (1:400), 1:500, (1:800), 1:1000

 

Chú thích Các tỉ lệ viết trong ngoặc chỉ áp dụng trong trường hợp đặc biệt.

- Các bản vẽ sơ đồ (Sơ đồ mạng lưới, sơ đồ dây chuyền hoạt động, sơ đồ quy trình công nghệ sản xuất v.v…) các hình vẽ phối cảnh không dùng tỉ lệ kích thước.

- Trong một bản vẽ có nhiều hình vẽ tỉ lệ khác nhau thì bên cạnh hình vẽ phải ghi rõ tỉ lệ của hình đó trừ trường hợp đối với các hình vẽ thiết kế điển hình, các hình vẽ không theo tỉ lệ.

1.8.Cách ghi độ cao được quy định như sau:

-Độ cao gốc của công trình ± 0,000 là đường giao nhau giữa chân tường và hè nhà

trên lối vào chính của nhà.

-Bên cạnh hay phía dưới độ cao ± 0,00 của công trình cần ghi độ cao tương ứng với độ cao mặt biển theo hệ thống nhất độ cao quốc gia.

Trong trường hợp không có số liệu về độ cao tương ứng với độ cao mặt biển theo hệ thống nhất độ cao quốc gia thì độ cao 0,000 của công trình cần được so sánh với một điểm xác định cho trước của cơ quan duyệt cấp đất.

-Độ cao ± 0,000 phải thống nhất trong tất cả các bản vẽ của hồ sơ th

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5671:1992 về hệ thống tài liệu thiết kế xây dựng - hồ sơ thiết kế kiến trúc do Bộ Xây dựng ban hành

  • Số hiệu: TCVN5671:1992
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Ngày ban hành: 01/01/1992
  • Nơi ban hành: Bộ Xây dựng
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 23/11/2024
  • Tình trạng hiệu lực: Ngưng hiệu lực
Tải văn bản