Hệ thống pháp luật

TIÊU CHUẨN VIỆT NAM

TCVN 5259:1990

(ISO 3959-1977)

CHUỐI XANH

ĐIỀU KIỆN LÀM CHÍN

Cơ quan biên soạn: Tiểu ban kỹ thuật trồng trọt

Cơ quan đề nghị ban hành và trình duyệt: Tổng cục Tiêu chuẩn – Đo lường – Chất lượng

Cơ quan xét duyệt và ban hành: Ủy ban Khoa học Nhà nước

Quyết định ban hành số 733/QĐ ngày 31 tháng 12 năm 1990

 

CHUỐI XANH

ĐIỀU KIỆN LÀM CHÍN

Green bananas
Ripening conditions

Tiêu chuẩn này áp dụng cho chuối xanh được làm chín trong phòng.

Tiêu chuẩn này phù hợp với ISO 3959-1977

1. Các yếu tố ảnh hưởng đến độ chín của chuối, lúc bắt đầu đưa vào trong phòng làm chín

1.1. Tình trạng của chuối lúc thu hoạch

Việc đánh giá độ chín của chuối lúc thu hoạch dựa vào tình trạng của từng quả chuối nhất định trong buồng chuối. Đó là một tiêu chuẩn quan trọng tương ứng gần sát với độ chín của chuối khi quả phát triển bình thường.

- Những điều kiện sinh thái học thuận lợi, có thể có những tác động sau:

- Một mặt tạo điều kiện cho chuối chín nhanh hơn, và mặt khác có thể giúp tiêu diệt nấm trên vỏ chuối và đặc biệt là ở cuống quả và cuống nải chuối.

1.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến chuối từ khi thu hoạch đến khi bắt đầu được chuyển vào phòng làm chín.

- Sau khi thu hoạch, có một vài yếu tố bên ngoài hay yếu tố sinh lý ảnh hưởng đến sự phát triển của chuối như:

1.2.1. Yếu tố bên ngoài:

- Thời gian từ lúc thu hoạch cho đến khi bắt đầu trở lạnh; cũng như về nhiệt độ trong suốt giai đoạn này

- Thời gian trở lạnh kéo dài;

- Nhiệt độ và độ ẩm trong thời gian vận chuyển cho đến khi bắt đầu được chuyển vào trong phòng làm chín;

- Điều kiện vận chuyển hàng hóa không đảm bảo và đặc biệt là tất cả các thao tác làm cho chuối bị cong.

1.2.2. Yếu tố sinh lý

- Phản ứng đối với việc xử lý chống nấm hay do có một vài vết xước trên chuối;

- Sự phát triển không đồng đều của các quả chuối ngay trong cùng gói hàng.

2. Sắp xếp chuối trong phòng làm chín

2.1. Đối với nải hay một phần nải chuối

- Nải hay một phần nải chuối gửi đi được bọc hay không được bọc polietylen (1) trong các thùng cát tông có bề mặt lượn sóng (nhấp nhô) có lỗ hay không có lỗ, chứa được từ 10-18 kg của quả chuối.

- Thùng đựng chuối thường được xếp thành khay, nói chung không được quá 8 hàng chia đều trên một hay hai khay xếp chồng lên nhau.

- Giữa các hàng khay nên để một quãng trống nhỏ (từ 10-20cm) theo hướng không khí.

Chú thích: có thể sử dụng kỹ thuật tinh xảo hơn như đặt khay nọ dựa vào khay kia đồng thời phủ kín hàng hóa, dùng quạt hút khí và thùng carton có lỗ.

2.2. Đối với những buồng chuối(2)

Khi bắt đầu đưa vào phòng làm chín:

- Các buồng chuối đã được bọc bằng giấy rơm phải được mở ra, kiểm tra và xem xét lại khi cần thiết;

- Những buồng chuối đặt dưới miếng vải phủ bằng polietylen có thể bỏ ra hay để trong thùng đóng gói.

Những buồng chuối treo ở phần dưới của cọc chuối to không được đặt trong cùng một phòng làm chín với chuối nải hay một phần nải đã được đóng trong các thùng carton (xem 2.1) vì các điều kiện làm chín chúng khác nhau, sự trao đổi hơi và nhiệt thực tế khó hơn nhiều, vì vậy cần thiết phải có sự thông khí hiệu quả hơn trong phòng làm chín.

2.3. Tỷ khối hàng

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5259:1990 (ISO 3959-1977)

  • Số hiệu: TCVN5259:1990
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Ngày ban hành: 31/12/1990
  • Nơi ban hành: Ủy ban Khoa học Nhà nước
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 23/11/2024
  • Tình trạng hiệu lực: Ngưng hiệu lực
Tải văn bản