Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
MÁY NÂNG HẠ - YÊU CẦU VỀ AN TOÀN ĐỐI VỚI THIẾT BỊ ĐIỆN
Loading crane - Safety requirements for electrical equipment
Lời nói đầu
TCVN 5209:1990 phù hợp với ST SEV 2689:1980.
Tiêu chuẩn này được chuyển đổi năm 2008 từ Tiêu chuẩn Việt Nam cùng số hiệu thành Tiêu chuẩn Quốc gia theo quy định tại khoản 1 Điều 69 của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật và điểm a khoản 1 Điều 6 Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 1/8/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật.
MÁY NÂNG HẠ - YÊU CẦU VỀ AN TOÀN ĐỐI VỚI THIẾT BỊ ĐIỆN
Loading crane - Safety requirements for electrical equipment
Tiêu chuẩn này áp dụng cho máy nâng hạ và quy định các yêu cầu kỹ thuật an toàn đối với thiết bị điện có điện áp đến 1000 V.
1.1 Đặc tính kỹ thuật, kiểu kết cấu của thiết bị điện phải phù hợp với các thông số và công dụng của máy kể cả các điều kiện môi trường xung quanh nơi sử dụng.
1.2 Thiết bị điện phải được chế tạo và bố trí sao cho bảo đảm an toàn khi sử dụng.
1.3 Thiết bị điện của máy phải làm việc một cách đáng tin cậy, khi điện áp tại đầu tiêu thụ giao động ±10% so với điện áp danh nghĩa.
1.4 Thiết bị sưởi ấm bằng điện đặt trong cácbin điều khiển phải được chế tạo và bố trí an toàn phòng cháy.
1.5 Dây dẫn đặt trên máy, phải được bảo vệ tránh bị hư hỏng do va đập cơ học có thể gây ra.
1.6 Thiết bị điện phải được bảo vệ khỏi dòng đoản mạch.
2 Yêu cầu đối với dây dẫn điện
2.1 Dây dẫn mềm phải được tự động quấn được quanh tang, được treo bằng cách quấn hoặc cách khác, miễn sao không làm hư hại cơ học đến dây.
Bán kính tang quấn (độ cong dây quấn) phải không nhỏ hơn bán kính lượn cho phép đối với loại cáp sử dụng.
2.2 Dây điện trần phải được đặt trên mức sàn, mặt đất hoặc bề mặt làm việc một khoảng không nhỏ hơn:
3,5 m - Khi điện áp đến 660 V;
6 m - Trên bề mặt đi lại, khi điện áp đến 660 V;
7 m - Khi điện áp từ 660 V trở lên ở tất cả các trường hợp.
Việc giảm khoảng cách trên chỉ cho phép với điều kiện dây điện trần được che chắn, loại trừ mọi khả năng tiếp xúc ngẫu nhiên với chúng.
2.3 Cung cấp điện áp cho dây dẫn điện trần chính (cáp mềm) của máy phải bằng cầu dao điện nằm ở chỗ thuận tiện. Cầu dao này phải được gắn một thiết bị để khóa nó ở vị trí ngắt mạch.
Trong trường hợp nguồn cấp điện từ hai mạng điện riêng biệt, để ngắt dây điện trần chính (cáp mềm) phải đặt một hoặc hai cầu dao liên động.
3 Yêu cầu đối với cầu dao điện
3.1 Trên máy phải bố trí một cầu dao điện dùng tay để ngắt điện áp khỏi máy, ngoài mạch chiếu sáng sửa chữa và mạch tín hiệu ánh sáng sự cố.
Cầu dao này phải có một thiết bị để khóa nó ở vị trí ngắt điện.
3.2 Trên máy phải đặt một cầu dao chính (công tắc) để ngắt từ xa mạch điện công suất của máy khi có tác động của công tắc an toàn mắc trong mạch chính của cầu dao, ngoài các mạch của nam châm điện nâng chuyển, chiếu sáng, sưởi ấm, báo hiệu, máy điều hòa khí. Thiết bị đóng ngắt cầu dao chính phải được bố trí ở ngay chỗ làm việc của người lái máy.
3.3 Mạng nam châm điện nâng chuyển, chiếu sáng máy và các mạng khác, lắp trước cầu dao chính phải được ngắt bằng công tắc riêng (của từng cái), nằm ở chỗ thuận tiện cho người sử dụng.
3.4 Chức năng của các cầu dao vị trí đóng và mở của các cần gạt phải được ký hiệu phù hợp với c
Để xem đầy đủ nội dung và sử dụng toàn bộ tiện ích của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
- 1Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5179:1990 (ST SEV 5312-85)
- 2Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4679:1989 về Máy nâng hạ - Danh mục chỉ tiêu chất lượng do Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước ban hành
- 3Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5206:1990 (ST SEV 1718-79) về Máy nâng hạ - Yêu cầu an toàn đối với đối trọng và ổn trọng được chuyển đổi năm 2008
- 4Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5207:1990 (ST SEV 1722-79) về Máy nâng hạ - Cầu Công te nơ - Yêu cầu an toàn được chuyển đổi năm 2008
- 5Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 5210:1990 (ST SEV 2690:1980) về Máy nâng hạ - Yêu cầu đối với thiết bị khống chế bảo vệ điện
- 1Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật 2006
- 2Nghị định 127/2007/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật
- 3Quyết định 2924/QĐ-BKHCN năm 2008 công bố tiêu chuẩn quốc gia do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 4Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5179:1990 (ST SEV 5312-85)
- 5Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4679:1989 về Máy nâng hạ - Danh mục chỉ tiêu chất lượng do Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước ban hành
- 6Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5206:1990 (ST SEV 1718-79) về Máy nâng hạ - Yêu cầu an toàn đối với đối trọng và ổn trọng được chuyển đổi năm 2008
- 7Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5207:1990 (ST SEV 1722-79) về Máy nâng hạ - Cầu Công te nơ - Yêu cầu an toàn được chuyển đổi năm 2008
- 8Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 5210:1990 (ST SEV 2690:1980) về Máy nâng hạ - Yêu cầu đối với thiết bị khống chế bảo vệ điện
Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5209:1990 (ST SEV 2689-80) về Máy nâng hạ - Yêu cầu an toàn đối với thiết bị điện
- Số hiệu: TCVN5209:1990
- Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
- Ngày ban hành: 01/01/1990
- Nơi ban hành: ***
- Người ký: ***
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra