Hệ thống pháp luật

TCVN 5210:1990

ST SEV 2690:1980

MÁY NÂNG HẠ - YÊU CẦU ĐỐI VỚI THIẾT BỊ KHỐNG CHẾ BẢO VỆ ĐIỆN

Loading Cranes - Requirements for electric preservative command apparatus

 

Lời nói đầu

TCVN 5210:1990 phù hợp với ST SEV 2690:1980.

Tiêu chuẩn này được chuyển đổi năm 2008 từ Tiêu chuẩn Việt Nam cùng số hiệu thành Tiêu chuẩn Quốc gia theo quy định tại khoản 1 Điều 69 của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật và điểm a khoản 1 Điều 6 Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 1/8/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật.

 

MÁY NÂNG HẠ - YÊU CẦU ĐỐI VỚI THIẾT BỊ KHỐNG CHẾ BẢO VỆ ĐIỆN

Loading Cranes - Requirements for electric preservative commanad apparatus

Tiêu chuẩn này áp dụng cho máy nâng hạ và quy định yêu cầu kỹ thuật an toàn đối với thiết bị khống chế bảo vệ và mạch điện có các tiếp điểm bảo vệ.

1. Thiết bị khống chế bảo vệ điện phải hoạt động tin cậy.

1.1. Các thiết bị khống chế bảo vệ điện loại tác động cơ học phải loại trừ khả năng tự đóng các tiếp điểm và bảo đảm ngắt các tiếp điểm khi hỏng lò xo hoặc hỏng các phần tử thay thế lò xo (tác động cưỡng bức). Các thiết bị khống chế bảo vệ điện này phải chịu tác động cưỡng bức.

Phải kiểm tra tự động chức năng hoặc dự tính thiết bị dự phòng nếu không thể tác động cưỡng bức vào các tiếp điểm hoặc vào thiết bị khống chế bảo vệ điện (ví dụ, đối với thiết bị khống chế bảo vệ điện không có tiếp điểm).

Thiết bị cắt sự cố phải được trang bị đảm bảo cho hoạt động (ngắt) dùng tác động điều khiển cơ học và đảm bảo chế độ làm việc cưỡng bức thường xuyên; trong trường hợp này không cho phép dùng dự phòng.

1.2. Các thiết bị khống chế bảo vệ điện sử dụng tác động điện tử phải có sự kiểm tra tự động các hoạt động của chúng không ít hơn mỗi lần tiến hành hiệu chỉnh trong thời gian hoạt dộng hoặc kiểm tra tự động sự hư hại của cơ cấu dự phòng.

2. Không cho phép đóng mạch trở lại thiết bị cắt hoặc tiếp điểm chính của máy nâng hạ bằng thiết bị cắt sự cố.

3. Mạch điện có các tiếp điểm bảo vệ phải được thiết kế theo nguyên lý cắt dòng. Trong trường hợp có cụm điện tử trong mạch điện có các tiếp điểm bảo vệ, mà không thể thiết kế theo nguyên lý cắt dòng, thì phải có sự kiểm tra tự động hoạt động của chúng không ít hơn mỗi lần tiến hành hiệu chỉnh trong thời gian hoạt động.

4. Mạch điện có các tiếp điểm bảo vệ phải được bảo vệ tránh nối tắt thiết bị khống chế bảo vệ điện đo ngắn mạch kép với đất hoặc ngắn mạch kép với vỏ. Trong trường hợp có nối điện một pha của mạch điện với kết cấu máy nâng hạ thì trên pha tiếp đất này không được lắp đặt các tiếp điểm của thiết bị bảo vệ điện cũng như các cầu chảy.

5. Mạch điện có các tiếp điểm bảo vệ phải đảm bảo loại trừ chế độ làm việc nguy hiểm khi bị mất điện áp hoặc khi mạch điện của thiết bị điện máy nâng hạ bị chạm đất.

Khi có lại điện áp hoặc trong trường hợp đóng điện bằng cách nối tắt các tiếp điểm của thiết bị khống chế bảo vệ điện phải không được xảy ra sự tự khởi động của cơ cấu truyền động máy nâng hạ.

 

Phụ lục A

Thuật ngữ và định nghĩa

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 5210:1990 (ST SEV 2690:1980) về Máy nâng hạ - Yêu cầu đối với thiết bị khống chế bảo vệ điện

  • Số hiệu: TCVN5210:1990
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Ngày ban hành: 01/01/1990
  • Nơi ban hành: ***
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 17/11/2024
  • Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Tải văn bản