Hệ thống pháp luật

TIÊU CHUẨN VIỆT NAM

TCVN 5153:1990

THỊT VÀ SẢN PHẨM THỊT

PHƯƠNG PHÁP PHÁT HIỆN SALMONELLA

Meat and meat products

Detection  of Salmonella

Trên cơ sở tiêu chuẩn TCVN 4829-89 hướng dẫn cibm về các phương pháp phát hiện Salmonella. Tiêu chuẩn này quy định phương pháp phát hiện Salmonella trong thịt và sản phẩm của thịt dùng làm thực phẩm cho người và thức ăn gia súc.

1. Đặc tính chung

Vi khuẩn hình gậy, mập, ngắn, gram âm, kích thước 0,5 - 0,7 x 1 - 3 micrômét, hai đầu hơi tròn, không có giáp mô, không có nha bào, di động.Vi khuẩn có những đặc tính sinh hoá và huyết thanh được quy định kiểm nghiệm trong tiêu chuẩn này.

2. Nguyên tắc

Căn cứ vào tính chất sinh hoá và kháng nguyên của vi khuẩn để kết luận.

3. Lấy mẫu

3.1. Lấy mẫu trung bình trong từng lô hàng đồng nhất.

3.2. Lô hàng đồng nhất là một lượng thịt hoặc sản phẩm của thịt có cùng một tên gọi, cùng loại sản phẩm, cùng mức chất lượng, được đựng trong bao bì cùng kiểu, cùng kích thước, cùng khối lượng, được sản xuất, chế biến, đóng gói, bảo quản trong cùng một cơ sở sản xuất, theo cùng một quy trình công nghệ, trong khoảng một thời gian liên tục, được giao nhận cùng một lần, kiểm tra cùng một lúc và không quá 20 tấn với thịt tươi hoặc lạnh đông, 5 tấn với thịt đã chế biến đóng hộp hoặc đựng trong bao bì.

3.3. Mẫu trung bình là lượng sản phẩm bằng 0,1 - 0,2% khối lượng một lô hàng nhưng không ít hơn 3 túi đối với thịt lạnh đông, 10 hộp đối với các loại sản phẩm đã chế biến và được lấy ở các vị trí khác nhau bằng phương pháp ngẫu nhiên.

3.4. Trước khi lấy mẫu trung bình phải kiểm tra các giấy tờ, xác định tính đồng nhất, điều kiện bảo quản, . . . loại bỏ những kiện không đúng tiêu chuẩn.

3.5. Mẫu thử trung bình là lượng sản phẩm bằng 80% mẫu trung bình được dùng như sau:

- 20% để kiểm tra cảm quan.

- 20% để kiểm tra lý hoá, kim loại nặng, tồn dư thuốc trừ sâu, thuốc kháng khuẩn.

- 40% để kiểm tra vi sinh vật.

- 20% để lưu mẫu.

3.6. Mẫu lưu do cơ quan kiểm dịch giữ để thử lại khi cần thiết và được bảo quản theo đúng quy định với từng loại sản phẩm; thịt tươi, thịt lạnh đông ở nhiệt độ không lớn hơn -15oC, các sản phẩm khác không lớn hơn 4oC.

3.7. Thời gian lưu mẫu không quá 4 tháng đối với đồ hộp đã thanh trùng và không quá 1 tháng đối với các sản phẩm khác.

3.8. Nếu kết quả còn nghi ngờ thì cơ quan kiểm dịch phải thông báo cho chủ hàng biết và lấy mẫu thử lại lần hai với số lượng gấp đôi.

3.9. Khi cần thiết cơ quan kiểm dịch được phép gửi mẫu đến các cơ quan chuyên trách trong và ngoài nước để nhờ kiểm nghiệm.

3.10. Trong quá trình kiểm tra, lấy và lưu mẫu cần có hồ sơ ghi chép đầy đủ.

4. Thiết bị và dụng cụ

4.1. Thiết bị

4.1.1. Phòng cấy vô khuẩn (thanh trùng không khí trong phòng cấy bằng đèn cực tím 1,5 - 2,5 oát/1cm3 trong 3 giờ hoặ

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5153:1990 về thịt và sản phẩm thịt - phương pháp phát hiện Salmonella do Ủy ban Khoa học Nhà nước ban hành

  • Số hiệu: TCVN5153:1990
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Ngày ban hành: 31/12/1990
  • Nơi ban hành: Ủy ban Khoa học Nhà nước
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: Kiểm tra
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản