Hệ thống pháp luật

TIÊU CHUẨN VIỆT NAM

TCVN 5072:1990

(ST SEV 5807 – 86)

SẢN PHẨM RAU QUẢ CHẾ BIẾN

Phương pháp lấy mẫu và các quy tắc chung về nghiệm thu
FRUIT AND VEGETABLE PRODUCTS – Sampling and general principles on acceptance

 

Tiêu chuẩn này áp dụng đối với sản phẩm rau quả, nấm chế biến được bao gói để bán lẻ và quy định phương án cũng như trình tự tiến hành kiểm tra nghiệm thu chất lượng sản phẩm.

Tiêu chuẩn này không quy định các quy tắc kiểm tra trong nội bộ nhà máy và kiểm tra các chỉ tiêu vi sinh vật.

Tiêu chuẩn này phù hợp với ST SEV 5807 – 86

1. QUY ĐỊNH CHUNG

1.1. Lô kiểm tra phải bao gồm sản phẩm đồng nhất, tức là sản phẩm cùng tên, cùng loại, được bao gói cùng kiểu, với cùng một nhãn.

1.2. Trong khi kiểm tra chất lượng sản phẩm rau quả chế biến, phải quyết định về lô hàng được kiểm tra có tính đến việc khuyết tật gây ra do không thực hiện các yêu cầu riêng biệt sẽ ảnh hưởng khác nhau đến chất lượng sản phẩm và để kiểm tra cần sử dụng các phương án kiểm tra nghiệm thu thống kê. Các dạng khuyết tật phải được phân loại thành khuyết tật trầm trọng, khuyết tật nặng và khuyết tật nhẹ theo TCVN 2600 – 78.

1.3. Phương pháp lấy mẫu để kiểm tra – theo TCVN 4441 – 87.

2. CÁC PHƯƠNG ÁN KIỂM TRA

2.1. Tiêu chuẩn này quy định các loại kiểm tra sau đây:

1) Kiểm tra định tính một lần theo TCVN 2600 – 78

2) Kiểm tra định lượng theo TCVN 2602 – 87

3) Kiểm tra giá trị trung bình của chỉ tiêu chất lượng sản phẩm trong lô.

3.2. Nên sử dụng các phương án kiểm tra định tính như TCVN 2600 – 78 quy định và kiểm tra định lượng như TCVN 2602 – 87 quy định để kiểm tra những chỉ tiêu có mức khuyết tật chấp nhận AQL trong lô. Trong trường hợp này mỗi đơn vị sản phẩm được lấy ra để kiểm tra phải được kiểm tra và ghi kết quả kiểm tra riêng.

2.2.1. Phương án kiểm tra định tính được sử dụng khi kiểm tra tất cả các chỉ tiêu không đo được của sản phẩm, hoặc khi kiểm tra những chỉ tiêu đo được nhưng không có phân bố chuẩn; phương án này cũng được dùng khi các chỉ tiêu có phân bố chuẩn nhưng do trở ngại về tổ chức hay kỹ thuật không dùng được phương án kiểm tra định lượng.

2.2.2. Phương án kiểm tra định lượng được dùng khi kiểm tra các chỉ tiêu đo được và có phân bố chuẩn của sản phẩm.

Tính chuẩn của phân bố xác định một lần ở giai đoạn nghiên cứu sơ bộ (trước khi xây dựng phương án kiểm tra định lượng).

2.3. Phương án kiểm tra giá trị trung bình của chỉ tiêu trong lô được sử dụng trong các trường hợp khi không thể xác định được mức khuyết tật chấp nhận AQL (giao nhận trong bao bì lớn) hoặc việc thử nghiệm những mẫu đầu riêng biệt không kinh tế. Khi sử dụng kiểu kiểm tra này, thử nghiệm được tiến hành trên các mẫu chuẩn bị từ mẫu chung gồm một số lượng mẫu đầu  nhất định. Trong trường hợp này phải xác định số lượng mẫu đầu sẽ lấy từ một lô sản phẩm để thử nghiệm tùy theo cỡ lô và hệ số a. Phương án kiểm tra giá trị trung bình của chỉ tiêu chất lượng sản phẩm trong lô chỉ có thể sử dụng cho các bao gói thương phẩm nếu độ lệch bình phương trung bình của chỉ tiêu được kiểm tra đã biết là không đổi hoặc có thể xác định được trong nghiên cứu sơ bộ.

Tính cố định của độ lệch bình phương trung bình phải được kiểm tra lại mỗi lần thay đổi quy trình công nghệ.

2.4. Khi kiểm tra định tính theo tiêu chuẩn SEV 548 – 77 người ta áp dụng các phương án kiểm tra một lần và 4 bậc kiểm tra: bậc thông dụng I và các bậc đặc biệt D-4, D-3, D-2 với giá trị AQL 0,65; 1,0; 1,5; 2,5; 4,0; 6,5; 10,0.

2.4.1. Việc lựa chọn các phương án kiểm tra tiến hành theo bảng 1

Bảng 1

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5072:1990 (ST SEV 5807 – 86) về sản phẩm rau quả chế biến - phương pháp lấy mẫu và các quy tắc chung về nghiệm thu

  • Số hiệu: TCVN5072:1990
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Ngày ban hành: 01/01/1990
  • Nơi ban hành: ***
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 28/09/2024
  • Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực
Tải văn bản