TIÊU CHUẨN VIỆT NAM
TCVN 4565:1988
NƯỚC THẢI
PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH ĐỘ OXY HÓA
Waste water
Method for the derter mination of chemical oxygen demand (COD)
Tiêu chuẩn này được quy định phương pháp kali pecmanganat để xác định độ oxy hóa khi thành phần các chất hữu cơ trong nước đơn giản và phương pháp dùng chất oxy hóa mạnh là kali bicromat để xác định độ oxy hóa khi thành phần nước thải chứa nhiều loại chất hữu cơ.
1. Phương pháp lấy mẫu
1.1. Lấy mẫu theo TCVN 4556-88
1.2. Mẫu lấy để xác định độ oxy hóa không nhỏ hơn 100ml và cần cố định bằng axit sunfuric H2SO4 đặc (d = 1,84), với tỷ lệ 1ml trong 1000 ml mẫu.
2. Phương pháp dùng kali bicromat
(Phương pháp trọng tài)
Kali bicromat có khả năng oxy hóa hoàn toàn các chất hữu cơ nên người ta gọi độ oxy hóa theo bicromat là nhu cầu hóa học oxy (chemical oxygen demand. Viết tắt là COD).
2.1. Nguyên tắc
Dùng kali bicromát là chất oxy hóa mạnh để oxy hóa các chất hữu cơ đặc biệt là các chất hữu cơ phức tạp (có liên kết đôi liên kết ba), sau đó chuẩn độ lượng kali bicromat đủ bằng dung dịch muối Mo (mất amoni sunfat).
2.2. Ảnh hưởng cản trở
Để oxy hóa hoàn toàn khi trong nước có mặt nhiều chất hữu cơ mạch thẳng, các hydrocacbua thơm các pyridin, pyrimidin khó bị oxy hóa, cần phải có chất xúc tác tham gia.
Nếu cho bạc sunfat AgSO4 làm xác tác 85 – 90% các chất trên được oxy hóa.
Nếu nước có nhiều ion Cl- cần phải dùng thuỷ ngân sunfat (HgSO4) để tránh oxy hóa clorua.
2.3. Dụng cụ và thuốc thử
2.3.1. Dụng cụ
Burét, pipét
Bình nón, bình cầu, ống sinh hàn hồi lưu.
2.3.2. Thuốc thử
Dụng cụ kali bicromát 0,25 N chuẩn bị như sau: sấy khô kali bicromat K2Cr2O7 ở 105oC trong 2 giờ liền.
Cân chính xác 12,259 g K2Cr2O7 p.a hoà tan trong nước cất 2 lần rồi cho vào bình định mức dung tích 1000 ml, thêm nước cất đến vạch mức.
Dung dịch sắt amoni sunfat 0,25 N (muối Mo): hoà tan 98 sắt amoni sunfat Fe (NH4)2.6H2O p.a đã được làm khô trong bình hút ẩm một ngày trong 20ml axit sunfuric H2SO4 đặc (d = 1,84) cho vào bình định mức dung tích 1000 ml thêm nước cất đến vạch mức.
Điều chỉnh lại dung dịch này dựa theo dung dịch kali bicromat với chỉ thị màu feroin hay dyphenylamin như sau:
Dùng pipet lấy chính xác 10ml dung dịch sắt amonisunfat 0,25 N vào bình nón, dung tích 250 ml. Thêm 20 ml axit sunfuric đặc. Lắc đều rồi thêm 3 ¸ 5 giọt chỉ thị feroin hoặc diphenylamin. Từ buret nhỏ dung dịch kali bicromat 0,25 N xuống đến khi chuyển màu từ xanh tím sang xanh lơ.
Chỉ thị feroin: Hoà tan 1,458 g 1,10 –octophenan-throlin monohydrat với 0,695 sắt sunfat FeSO4.7H2O trong nước vất và cho nước cất đến vừa đủ 100ml.
Chỉ thị definylamin 1% trong axut sunfuric đặc;
Bạc sunfat;
Thủy ngân sunfat.
2.4. Cách tiến hành
Cho một lượng mẫu vào bình cầu 500 ml sao cho hàm lượng chất hữu cơ từ 100 ¸ 500 mg trong một lít. Nếu quá cao (khoảng 100 mg/l trở lên) lấy khoảng 10 ml nước thử rồi pha loãng bằng nước cất đến 100 ml. Thêm 0,4 g thuỷ ngân sunfat HgSO4. Thêm 20ml dung dịch kali bicromat 0,25 N. Thêm vào đó một lượng axit sunfuric đặc (gấp 3 lần số ml kali bicromat) cho từ từ từng lượng nhỏ axit sunfuric đặc vừa lắc bình vừa làm lạnh dưới vòi nước. Rồi cho vào chừng 2g bạc sunfat AgSO4, cho mấy viên bi thuỷ tinh hoặc đát bọt vào bình. Lắp bình cầu vào ống sinh hàn hồi lưu đun sôi nhẹ và giữ bình ở nhiệt độ sôi trong hai giờ sau đó để nguội bình, dùng 25ml nước cất để rửa thành ống sinh hàn. Chuyển dung dịch từ bình cầu sang bình nón. Tráng bình cầu bằng nước cất, chuyển tất cả nước tráng rửa vào bình nón, pha loãng hỗn hợp đến 200ml
Để xem đầy đủ nội dung Tiêu chuẩn/Quy chuẩn và sử dụng toàn bộ tiện ích của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
- 1Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4560:1988 về nước thải - phương pháp xác định hàm lượng cặn
- 2Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4561:1988 về nước thải - phương pháp xác định hàm lượng nitrit
- 3Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4562:1988 về nước thải - phương pháp xác định hàm lượng nitrat
- 4Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4563:1988 về nước thải - phương pháp xác định hàm lượng amoniac
- 5Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4566:1988 về nước thải - phương pháp xác định nhu cầu sinh hóa oxy
- 6Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4567:1988 về nước thải - phương pháp xác định hàm lượng sunfua và sunfat
- 7Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4568:1988 về nước thải - phương pháp xác định hàm lượng florua
- 1Quyết định 2669/QĐ-BKHCN năm 2008 hủy bỏ Tiêu chuẩn Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 2Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4556:1988 về nước thải - phương pháp lấy mẫu, vận chuyển và bảo quản mẫu
- 3Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4560:1988 về nước thải - phương pháp xác định hàm lượng cặn
- 4Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4561:1988 về nước thải - phương pháp xác định hàm lượng nitrit
- 5Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4562:1988 về nước thải - phương pháp xác định hàm lượng nitrat
- 6Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4563:1988 về nước thải - phương pháp xác định hàm lượng amoniac
- 7Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4566:1988 về nước thải - phương pháp xác định nhu cầu sinh hóa oxy
- 8Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4567:1988 về nước thải - phương pháp xác định hàm lượng sunfua và sunfat
- 9Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4568:1988 về nước thải - phương pháp xác định hàm lượng florua
Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4565:1988 về nước thải - phương pháp xác định độ oxy hóa
- Số hiệu: TCVN4565:1988
- Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
- Ngày ban hành: 01/01/1988
- Nơi ban hành: ***
- Người ký: ***
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 22/11/2024
- Tình trạng hiệu lực: Ngưng hiệu lực