Hệ thống pháp luật

TIÊU CHUẨN VIỆT NAM

TCVN 4528:1988

 NHÓM H

HẦM ĐƯỜNG SẮT VÀ HẦM ĐƯỜNG ÔTÔ - QUY PHẠM THI CÔNG, NGHIỆM THU

Railway and highway tunnels – Codes for construction, check and acceptance

1.     Quy định chung

1.1.Quy phạm này dùng để thi công và nghiệm thu khi xây dựng hầm qua núi cho đường sắt (khổ 1435mm) và đường ô tô.

1.2.Việc thi công hầm ở nơi có trượt lở, vùng chính sách động đất từ cấp 7 trở lên, ngoài các quy định trong tiêu chuẩn này còn phải phù hợp với các quy định hiện hành khác có liên quan.

1.3.Trong quá trình thi công hầm cần tuân theo các quy định trong tiêu chuẩn "an toàn lao động trong xây dựng" (QPVN 14: 1979) và tiêu chuẩn "phòng cháy chữa cháy cho nhà và công trình" (TCVN 2622:1978).

1.4.Chỉ tiến hành thi công hầm sau khi đồ án thiết kế tổ chức thi công đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt và phải phù hợp với "tiêu chuẩn tổ chức thi công" (TCVN 4055:1985).

Đồ án thiết kế tổ chức thi công phải thể hiện các nội dung cơ bản sau:

a)     Các phương pháp và tiến độ đào hầm trên từng đoạn.

b)    Các thiết bị và vật tư để thi công, bố trí kho bãi, lán trại và tổ chức nhân lực.

c)     Bố trí đường đi lại, đường vận chuyển để thi công.

d)    Vị trí đoạn đào ngầm, đoạn đào lộ thiên, bãi thải đất đá.

e)     Bố trí cơ giới trên từng đoạn theo thời gian.

f)     Những biện pháp đặc biệt để sử lí ổn định đất và taluy.

g)    Những biện pháp đảm bảo an toàn cho các công trình xung quanh (kể cả cho đường ô tô, đường sắt đi qua trên hầm).

15.Các trạm trộn bê tông, xưởng làm ván khuôn, cốt thép và các công trình phục vụ thi công khác nên tổ chức tại hiện trường.

1.6.Việc cấp khí ép cho bộ phận đào ngầm và bộ phận đào lộ thiên có thể từ các trạm cố định hoặc từ các trạm di động. Công suất, số lượng và vị trí các trạm khí ép cần được thể hiện trong thiết kế tổ chức thi công.

1.7.Điện dùng cho thi công lấy từ lưới điện quốc gia theo đường cấp trên không hoặc đi ngầm, với điện áp 6 đến 10KV vào máy biến thế. Trong trường hợp không gần lưới điện quốc gia cần cấp điện bằng các trạm phát riêng của công trường.

Cấp điện cho các nhóm tiêu thụ phải riêng rẽ (đào hầm, thông gió, thoát nước, chiếu sáng…) và công suất phải đủ cho tất cả các phụ tải cùng sử dụng một lúc.

1.8.Phải đảm bảo điện thoại và các phương tiện thông báo khác liên tục trong suốt thời gian thi công.

Cáp điện phải treo cao, không được rải trên nền, nối đi và nơi làm việc.

1.9.Trong quá trình đào hầm phải theo dõi chặt chẽ và có hệ thống tình hình địa chất thực tế (như ổn định của mặt đào, sự thay đổi bề dầy của vỉa, độ cứng của đất đa, độ nứt nẻ) và tình hình địa chất thuỷ văn trong mặt đào. Các kết quả quan sát được phải ghi vào nhật kí thi công (phụ lục 8). Cần theo dõi những biến dạng của mặt đất, của những công trình trên mặt đất và trong lòng đất ở xung quanh khu vực hầm. Các sai khác về địa chất, địa chất thuỷ văn so với dự kiến của thiết kế và biến dạng của các công trình cần báo cáo ngay cho chủ đầu tư và cơ quan thiết kế biết để có biện pháp xử lí.

1.10.Công trình phục vụ thi công ở hiện trường phải đảm bảo khả năng sử dụng hiệu quả và thuận tiện nhất, đảm bảo vệ sinh môi trường. Cần có dự kiến sử dụng các công trình đó sau khi thi công xong hầm.

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4528:1988 về hầm đường sắt và hầm đường ôtô - quy phạm thi công, nghiệm thu

  • Số hiệu: TCVN4528:1988
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Ngày ban hành: 01/01/1988
  • Nơi ban hành: ***
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Không có
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực:
  • Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực
Tải văn bản