Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
PHÒNG CHÁY, CHỮA CHÁY CHO NHÀ VÀ CÔNG TRÌNH – YÊU CẦU THIẾT KẾ
Fire protection for building - Requirements for design
Tiêu chuẩn này áp dụng để thiết kế phòng cháy và chữa cháy (viết tắt là: PCCC) khi xây dựng mới hay cải tạo các ngôi nhà và công trình dân dụng, công nghiệp, các khu dân dụng, cụm nhà máy và kho tàng trong phạm vi toàn quốc.
Chú thích:
1. Các công trình đặc biệt của Nhà nước như trụ sở Quốc hội, nhà hát Quốc gia … được thiết kế phòng cháy, chữa cháy theo nhiệm vụ thiết kế riêng, nhưng phải tuân theo các quy định trong tiêu chuẩn này.
2. Đối với các công trình và kho tàng có yêu cầu phòng cháy, chữa cháy đặc biệt (kho chứa xăng, dầu, chứa chất nổ; các công trình khai thác và gia công, chế biến dầu khí hoặc chất nổ; các công trình ngầm hoặc khai thác mỏ v.v…) bên cạnh việc tham khảo tiêu chuẩn này, phải tuân theo các tiêu chuẩn chuyên ngành.
3. Các công trình sử dụng tạm thời dưới năm năm được thiết kế phòng cháy, chữa cháy theo yêu cầu đặc biệt, nhưng phải tuân theo các quy định trong tiêu chuẩn này.
4. Các công trình dân dụng hay công nghiệp do cấp huyện quản lý và xây dựng; khi áp dụng tiêu chuẩn này được phép giảm bớt một số yêu cầu cụ thể, theo điều kiện kinh tế - kỹ thuật của địa phương và được sự thỏa thuận của cơ quan phòng cháy, chữa cháy cấp tỉnh và thành phố.
1.1. Khi thiết kế quy hoạch các khu dân dụng, cụm nhà máy, kho tàng; khi thiết kế các công trình công nghiệp, các công trình dân dụng có tập trung đông người, có chất dễ cháy, nổ có nhiều tài sản thiết bị, phải được thỏa thuận về thiết kế và thiết bị phòng cháy, chữa cháy với cơ quan phòng cháy, chữa cháy có trách nhiệm.
Hồ sơ phải gửi cho cơ quan phòng cháy, chữa cháy nghiên cứu để thỏa thuận, được quy định trong phụ lục 1.
Chú thích:
1. Các công trình do nước ngoài thiết kế hay trung ương quản lý, phải được sự thỏa thuận của Cục phòng cháy, chữa cháy Bộ nội vụ
2. Các công trình do địa phương quản lý, phải được sự thỏa thuận của các đơn vị phòng cháy, chữa cháy thuộc các tỉnh thành.
1.2. Khi thiết kế PCCC cho từng ngôi nhà hay công trình, phải căn cứ vào quy hoạch của toàn khu hay cụm và kết hợp chặt chẽ với giải pháp thiết kế PCCC của công trình bên cạnh (thí dụ tổ chức đường giao thông, hệ thống đường ống cấp nước chữa cháy, thông tin liên lạc báo cháy…)
Chú thích: Cơ quan chủ quản công trình xây dựng trước phải có trách nhiệm tạo điều kiện cho cơ quan thiết kế xây dựng sau có khả năng kết hợp; chỉ cho phép không kết hợp khi có các cơ sở kinh tế - kỹ thuật xác đáng và được sự thỏa thuận của cơ quan PCCC có trách nhiệm.
2. YÊU CẦU PHÒNG CHÁY, CHỮA CHÁY KHI THIẾT KẾ QUY HOẠCH VÀ XÂY DỰNG ĐÔ THỊ
2.1. Khi thiết kế đồ án quy hoạch và xây dựng đô thị, phải đồng thời bố trí mạng lưới các đơn vị phòng cháy, chữa cháy một cách hợp lý.
Mạng lưới các đơn vị phòng cháy, chữa cháy trong đô thị bao gồm:
a) Đơn vị trung tâm của toàn đô thị.
b) Đơn vị khu vực: được hình thành căn cứ vào tính nguy hiểm về cháy, nổ của các cơ sở sau:
- Khu công nghiệp, công trình công nghiệp.
- Kho tàng.
- Khu dân dụng.
- Các công trình có yêu cầu bảo vệ đặc biệt.
Trong các khu công nghiệp cứ 2500 đến 10000 công nhân có một đơn vị khu vực.
Khu dân dụng: cứ 20000 đến 30000 dân có một đơn vị khu vực.
Kho tàng và các công trình có yêu cầu bảo vệ đặc biệt sẽ thỏa thuận với cục PCCC Bộ Nội vụ.
Chú thích: Các đô thị dưới 20000 dân (thị xã, thị trấn) thì đơn vị chữa cháy trung tâm kết hợp với đơn vị chữa cháy khu vực.
2.2. Các đơn vị chữa cháy phải bố trí ở vị trí trung tâm của khu vực phục vụ. Bán kính phục vụ của xe chữa cháy không quá 5km với đơn vị trung tâm và không quá 3km với đơn vị khu vực.
Để xem đầy đủ nội dung và sử dụng toàn bộ tiện ích của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
- 1Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 3890:2009 về phương tiện phòng cháy và chữa cháy cho nhà và công trình - trang bị, bố trí, kiểm tra và bảo dưỡng
- 2Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6102:1996 (ISO 7202:1987) về phòng cháy chữa cháy - chất chữa cháy - bột do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành
- 3Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6103:1996 (ISO 8421/5 : 1988) về phòng cháy chữa cháy - Thuật ngữ - Khống chế khói
- 4Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6161:1996 về phòng cháy chữa cháy - Chợ và trung tâm thương mại - Yêu cầu thiết kế
- 5Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam TCXD 215:1998 về phòng cháy chữa cháy – từ vựng – phát hiện cháy và báo động cháy
- 6Tiêu chuẩn xây dựng TCXD 216:1998 về phòng cháy chữa cháy - từ vựng - thiết bị chữa cháy
- 7Tiêu chuẩn xây dựng TCXD 217:1998 về phòng cháy chữa cháy - Từ vựng - Thuật ngữ chuyên dùng cho phòng cháy chữa cháy, cứu nạn và xử lý vật liệu nguy hiểm
- 8Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7435-1:2004 (ISO 11602-1:2000) về phòng cháy, chữa cháy - Bình chữa cháy xách tay và xe đẩy chữa cháy - Phần 1: Lựa chọn và bố trí do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 9Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam TCXD 218:1998 về Hệ thống phát hiện cháy và báo động cháy - Quy định chung
- 10Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7026:2002 (ISO 7165:1999)về Chữa cháy - Bình chữa cháy xách tay - Tính năng và cấu tạo do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành
- 11Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 4878:2009 (ISO 3941 : 2007) về Phòng cháy và chữa cháy - Phân loại cháy
- 12Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6305-5:2009 (ISO 6182-5:2006) về Phòng cháy và chữa cháy - Hệ thống Sprinkler tự động - Phần 5: Yêu cầu và phương pháp thử đối với van tràn
- 1Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 3890:2009 về phương tiện phòng cháy và chữa cháy cho nhà và công trình - trang bị, bố trí, kiểm tra và bảo dưỡng
- 2Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6102:1996 (ISO 7202:1987) về phòng cháy chữa cháy - chất chữa cháy - bột do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành
- 3Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6103:1996 (ISO 8421/5 : 1988) về phòng cháy chữa cháy - Thuật ngữ - Khống chế khói
- 4Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6161:1996 về phòng cháy chữa cháy - Chợ và trung tâm thương mại - Yêu cầu thiết kế
- 5Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 2622:1995 về phòng cháy, chống cháy cho nhà và công trình - yêu cầu thiết kế
- 6Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam TCXD 215:1998 về phòng cháy chữa cháy – từ vựng – phát hiện cháy và báo động cháy
- 7Tiêu chuẩn xây dựng TCXD 216:1998 về phòng cháy chữa cháy - từ vựng - thiết bị chữa cháy
- 8Tiêu chuẩn xây dựng TCXD 217:1998 về phòng cháy chữa cháy - Từ vựng - Thuật ngữ chuyên dùng cho phòng cháy chữa cháy, cứu nạn và xử lý vật liệu nguy hiểm
- 9Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7435-1:2004 (ISO 11602-1:2000) về phòng cháy, chữa cháy - Bình chữa cháy xách tay và xe đẩy chữa cháy - Phần 1: Lựa chọn và bố trí do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 10Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam TCXD 218:1998 về Hệ thống phát hiện cháy và báo động cháy - Quy định chung
- 11Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7026:2002 (ISO 7165:1999)về Chữa cháy - Bình chữa cháy xách tay - Tính năng và cấu tạo do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành
- 12Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 4878:2009 (ISO 3941 : 2007) về Phòng cháy và chữa cháy - Phân loại cháy
- 13Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6305-5:2009 (ISO 6182-5:2006) về Phòng cháy và chữa cháy - Hệ thống Sprinkler tự động - Phần 5: Yêu cầu và phương pháp thử đối với van tràn
Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 2622:1978 về Phòng cháy và chữa cháy cho nhà và công trình - Yêu cầu thiết kế do Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước ban hành
- Số hiệu: TCVN2622:1978
- Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
- Ngày ban hành: 30/12/1978
- Nơi ban hành: Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước
- Người ký: ***
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra