Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
TIÊU CHUẨN VIỆT NAM
TCVN 3980-5 : 2001
GIẤY, CÁCTÔNG VÀ BỘT GIẤY - PHÂN TÍCH THÀNH PHẦN XƠ SỢI
PHẦN 5: PHƯƠNG PHÁP NHUỘM MẦU LOFTON - MERRITT
Paper, board and pulp - Fibre furnish analysis Part 5: Lofton-Merritt staining test
1. Phạm vi áp dụng
Phương pháp nhuộm màu Lofton - Merritt được cải biên từ phương pháp Wisbar. Phương pháp nhuộm màu này được áp dụng để phân tích định lượng và định tính giữa các loại bột giấy:
- Bột giấy hóa học chưa tẩy trắng và đã tẩy trắng của gỗ mềm;
- Bộ giấy sunphát và sunphít chưa tẩy trắng của gỗ mềm;
- Bột giấy sunphát và sunphít bán hóa học chưa tẩy trắng;
2. Tiêu chuẩn viện dẫn
TCVN 3980 - 1 : 2001 (ISO 9184-1 : 1990) Giấy, các tông và bột giấy - Phân tích thành phần xơ sợi Phần 1 - Phương pháp chung
3. Nguyên tắc
Xơ sợi được nhuộm bằng dung dịch Lofton - Merritt và tiến hành kiểm tra trên kính hiển vi.
4. Hóa chất
Chú ý - Một số hóa chất sử dụng để chuẩn bị dung dịch Lofton - Merritt có tính độc. Dung dịch được chuẩn bị và sử dụng theo nội quy an toàn của phòng thí nghiệm.
Chỉ sử dụng hóa chất phân tích và nước cất hoặc nước có độ tinh khiết tương đương.
4.1 Dung dịch fuchsin : Nồng độ khoảng 1%. Cho 1g fuchsin monohydroclo (C20H20N3Cl) (C.I. 42510-C.I. mầu tím 14) vào 50 ml nước sôi trong cốc thủy tinh có dung tích 250 ml, khuấy mạnh. Sau đó pha loãng tới 100 ml.
4.2 Dung dịch malachit xanh: Nồng độ khoảng 2%. Cho 2 g malachit xanh (C23H25N2Cl) (C.I. 42000 - C.I.mầu xanh 4) vào 50 ml nước nóng, khuấy mạnh. Sau đó pha loãng tới 100 ml.
4.3 Dung dịch axit clohydric: Nồng độ khoảng 0,5%. Pha loãng 5 ml dung dịch axit clohydric (HCl) nồng độ 37% đến 400 ml.
Dung dịch được để trong chai thủy tinh nâu. Các dung dịch từ 4.1 đến 4.3 đều có tính bền vững.
4.4 Dung dịch nhuộm mầu Lofton - Merrit : được chuẩn bị bằng cách trộn:
4,4 ml dung dịch fuchsin;
2,2 ml dung dịch malachit xanh;
20,0 ml dung dịch axit clohydric
Dùng pipét để lấy dung dịch, sau đó cho vào ống đong có dung tích 100 ml và pha loãng tới 100 ml. Bảo quản dung dịch trong chai thủy tinh nâu. Trước khi sử dụng phải lắc dung dịch.
Chú thích 1 - Điều chỉnh hỗn hợp dung dịch nhuộm mầu bằng cách bổ sung dung dịch malachit xanh hoặc fucsin để xơ sợi có màu sắc như trong bảng 1.
Kiểm tra dung dịch bằng các loại xơ sợi đã biết. Nếu xơ sợi của bột giấy sunphát chưa tẩy trắng hoặc bột giấy cơ học có mầu hơi đỏ thì bổ sung thêm dung dịch malachit xanh. Nếu xơ sợi của bột giấy sunphít chưa tẩy trắng có mầu hơi xanh hoặc xanh lá cây thì bổ sung thêm dung dịch fuchsin. Dung dịch sử dụng được trong hai tháng. Với dung dịch nhuộm màu mới sự phân biệt các dạng xơ sợi sẽ rõ ràng hơn.
5. Cách tiến hành
5.1 Nhuộm mầu
Lấy một mảnh bột ướt từ miếng bột (xem TCVN 3980 - 1 : 2001 phần 8,1,2) cho vào ống nghiệm, bổ sung 5 ml đến 10 ml dung dịch Lofton - Merrit (4.4) và đun từ 1 phút đến 2 phút, dùng đũa thủy tinh để khuấy trộn. Đổ huyền phù ra rây hoặc phễu lọc thủy tinh, rửa bằng nước cho tới khi dung dịch lọc không mầu. Lấy một lượng nhỏ xơ sợi đã nhuộm mầu cho lên tấm kính tiêu bản, nhỏ vào đó 2 hoặc 3 giọt nước, dùng kim để phân tán đều xơ sợi. Dùng miếng thủy tinh mỏng đậy lên, nghiêng tiêu bản và dùng giấy lọc để thấm nước.
Tiêu bản xơ sợi có thể được chuẩn bị từ huyền phù loãng của xơ sợi đã được nhuộm mầu theo TCVN 3980-1 : 2001 (ISO 9184-1), dùng nước thay cho dung dịch nhuộm mầu.
5.2 Cách xác định
Đặt tiêu bản xơ sợi đã nhuộm mầu lên kính hiển vị, sử dụng độ phóng đại từ 40 lần đến 120 lần và tiến hành như điều 9 của TCVN 3980 - 1:2001 (ISO 9184-1). Mầu sắc của xơ sợi được nhuộm màu bằng dung dịch Lofton - Merritt chỉ ra trong bảng
Để xem đầy đủ nội dung và sử dụng toàn bộ tiện ích của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
- 1Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 3226:2001 (ISO 8791 - 2 : 1985) về Giấy và cáctông - Xác định độ nhám - Phương pháp Bendtsen
- 2Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 3980-3:2001 (ISO 9184-3 : 1990) về Giấy, cáctông và bột giấy - Phân tích thành phần xơ sợi - Phương pháp nhuộm màu Herzberg do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành
- 3Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 3980-4:2001 (ISO 9184-4 : 1990) về Giấy, cáctông và bột giấy - Phân tích thành phần xơ sợi - Phần 4: Phương pháp nhuộm màu Graff "C" do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành
- 4Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6725:2000 về giấy, cáctông và bột giấy – Môi trường chuẩn để điều hòa và thử nghiệm
- 5Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 3229:2007 (ISO 1974 : 1990) về Giấy - Xác định độ bền xé (phương pháp Elmendorf)
- 6Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6725:2007 (ISO 187 : 1990) về Giấy, cáctông và bột giấy - Môi trường chuẩn để điều hoà và thử nghiệm, quy trình kiểm tra môi trường và điều hoà mẫu
- 7Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 1865-1:2010 (ISO 2470-1 : 2009) về Giấy, cáctông và bột giấy - Xác định hệ số phản xạ khuếch tán xanh - Phần 1: Điều kiện ánh sáng ban ngày trong nhà (độ trắng ISO)
- 1Quyết định 68/2001/QĐ-BKHCNMT ban hành Tiêu chuẩn Việt Nam Chất lượng nước, Chất lượng không khí, An toàn bức xạ do Bộ trưởng Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành
- 2Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 3980:1984 về Giấy và cactông - Phương pháp xác định thành phần và hàm lượng xơ do Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước ban hành
- 3Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 3226:2001 (ISO 8791 - 2 : 1985) về Giấy và cáctông - Xác định độ nhám - Phương pháp Bendtsen
- 4Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 3980-1:2001 (ISO 9184-1 : 1990) về Giấy, cáctông và bột giấy - Phân tích thành phần xơ sợi - Phần 1: Phương pháp chung do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành
- 5Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 3980-3:2001 (ISO 9184-3 : 1990) về Giấy, cáctông và bột giấy - Phân tích thành phần xơ sợi - Phương pháp nhuộm màu Herzberg do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành
- 6Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 3980-4:2001 (ISO 9184-4 : 1990) về Giấy, cáctông và bột giấy - Phân tích thành phần xơ sợi - Phần 4: Phương pháp nhuộm màu Graff "C" do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành
- 7Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6725:2000 về giấy, cáctông và bột giấy – Môi trường chuẩn để điều hòa và thử nghiệm
- 8Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 3229:2007 (ISO 1974 : 1990) về Giấy - Xác định độ bền xé (phương pháp Elmendorf)
- 9Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6725:2007 (ISO 187 : 1990) về Giấy, cáctông và bột giấy - Môi trường chuẩn để điều hoà và thử nghiệm, quy trình kiểm tra môi trường và điều hoà mẫu
- 10Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 1865-1:2010 (ISO 2470-1 : 2009) về Giấy, cáctông và bột giấy - Xác định hệ số phản xạ khuếch tán xanh - Phần 1: Điều kiện ánh sáng ban ngày trong nhà (độ trắng ISO)
Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 3980-5:2001 (ISO 9184-5 : 1990) về Giấy, cáctông và bột giấy - Phân tích thành phần xơ sợi - Phần 5: Phương pháp nhuộm màu Lofton - Merritt do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành
- Số hiệu: TCVN3980-5:2001
- Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
- Ngày ban hành: 28/12/2001
- Nơi ban hành: Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường
- Người ký: ***
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 22/01/2025
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra