Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
KHÍ CỤ ĐIỆN CHUYỂN MẠCH ĐIỆN ÁP ĐẾN 1000V
Cơ quan biên soạn:
Viện thiết kế máy công nghiệp
Bộ Cơ khí và Luyện kim
Cơ quan đề nghị ban hành:
Bộ Cơ khí và Luyện kim
Cơ quan trình duyệt:
Cục Tiêu chuẩn
Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước
Cơ quan xét duyệt và ban hành:
Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước
Quyết định ban hành số 155/TDC ngày 10 tháng 7 năm 1981
KHÍ CỤ ĐIỆN CHUYỂN MẠCH ĐIỆN ÁP ĐẾN 1000V
YÊU CẦU KỸ THUẬT CHUNG
Switchting devices for voltages up to 1000V
General requirements
Tiêu chuẩn này áp dụng cho các khí cụ điện chuyển mạch điện áp đến 1000V loại thông dụng và kể các khí cụ đặt trong các thiết bị hợp bộ.
Tiêu chuẩn này không áp dụng cho các khí cụ trên thiết bị vận tải dưới hầm lò, đường thủy và đường không, các khí cụ chịu nổ, đo lường vô tuyến v.v...
1.1. Khí cụ cần được chế tạo theo các yêu cầu của tiêu chuẩn này, tiêu chuẩn và điều kiện kỹ thuật của từng dạng sản phẩm riêng biệt và theo bản vẽ đã được duyệt.
1.2. Khí cụ được dùng để làm việc trong các điều kiện sau:
a) Chiều cao so với mặt biển - không quá 1000 m.
b) Nhiệt độ không khí xung quanh - không quá +40oC.
c) Nơi đặt khí cụ - trong nhà, ngoài trời.
d) Độ ẩm tương đối của không khí xung quanh không lớn hơn 98% ở nhiệt độ + 25oC.
đ) Môi trường xung quanh khí cụ phải phù hợp với các dạng của cấp bảo vệ vỏ bao theo TCVN 1988-77 và không được chứa khí, chất lỏng và bụi tập trung phá hoại sự làm việc của khí cụ.
e) Chịu tác dụng của rung và lắc
Yêu cầu về độ bền rung và lắc cũng như về phương pháp thử cần cho trong tiêu chuẩn hoặc tài liệu kỹ thuật của từng dạng sản phẩm riêng biệt.
g) Vị trí làm việc của khí cụ cần được cho trong tiêu chuẩn và điều kiện kỹ thuật của từng dạng sản phẩm riêng biệt. Khi cho phép đặt khí cụ theo vị trí nghiêng thì giá trị của độ nghiêng so với trục thẳng đứng được ưu tiên chọn theo dãy sau: 15; 30; 45; 60 và 90o
Độ nghiêng cho phép khỏi vị trí làm việc không được lớn hơn 5oC theo tất cả các phía.
1.3. Khí cụ dùng để đặt trong thiết bị hợp bộ cần phải bảo đảm làm việc ở nhiệt độ không khí xung quanh đến 55oC. Nhà máy chế tạo phải chỉ dẫn các thông số làm việc danh định (điện áp làm việc danh định dòng điện làm việc danh định) và các đặc tính của khí cụ ở các nhiệt độ 40; 45; 50; 55oC trong tiêu chuẩn và điều kiện kỹ thuật của từng dạng sản phẩm riêng biệt.
1.4. Khí cụ kiểu hở, có thể đặt trong vỏ do người tiêu thụ làm. Yêu cầu đối với vỏ điều kiện đặt khí cụ, các đặc tính kỹ thuật cần được thỏa thuận giữa người tiêu thụ và nhà máy chế tạo.
1.5. Các số liệu danh định.
1.5.1.a. Điện áp danh định. Điện áp được phân ra theo các loại: điện áp làm việc danh định, điện áp danh định và điện áp danh định theo cách điện.
Điện áp danh định và điện áp làm việc danh định của khí cụ cần được chọn theo TCVN 181-65.
Điện áp danh định và (hoặc) điện áp làm việc danh định của khí cụ cần được cho trong tiêu chuẩn hoặc điều kiện kỹ thuật của từng dạng sản phẩm riêng biệt.
Ưu tiên chọn các giá trị của điện áp danh định như sau:
* đối với mạch chính: dòng điện một chiều 24; 110; 220; 440V; dòng điện xoay chiều tần số 50Hz-36; 220; 380 và 660V.
* Đối với mạch điều khiển mạch tín hiệu và mạch phụ của khí cụ: dòng điện một chiều - không vượt quá 220V; dòng điện xoay chiều tần số 50Hz - không vượt quá 380V.
1.5.1.b. Khí cụ cần cho phép làm việc khi điện áp: trên các cực của mạch chính và mạch phụ - trong giới hạn từ giá trị thấp được cho trong tiêu chuẩn hoặc điều kiện kỹ thuật của từng dạng sản phẩm riêng biệt đến 1,1 điện áp làm việc danh định ở từng mạch tương ứng của khí cụ; trên các cực của mạch điều khiển - từ 0,85 đến 1,1 điện áp làm việc danh định của mạch điều khiển.
1.5.2. Tần số danh định.
Tần số danh định của lưới điện xoay chiều mà các khí cụ được đấu vào 50 Hz.
1.5.3. Dòng điện danh định của khí cụ và các bộ phận của nó được chọn theo TCVN 182-65.
1.5.4. Chế độ làm việc danh định.
a) Khí cụ phải làm việc được ở một hoặc một vài chế độ trong các chế độ sau: liên tục, liên tục đứt quãng (không quá 8 giờ) ngắn hạn lặp lại, ngắn hạn.
Chế độ làm việc cho phép phải được cho trong tiêu chuẩn hoặc
Để xem đầy đủ nội dung và sử dụng toàn bộ tiện ích của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
- 1Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4912:1989 (ST SEV 1121-78) về Khí cụ điện điện áp đến 1000 V - Yêu cầu đối với kích thước lắp ráp do Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước ban hành
- 2Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 3725:1982 về khí cụ điện điện áp tới 1000 V - Phương pháp thử do Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước ban hành
- 3Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6434-1:2008 (IEC 60898-1 : 2003) về Khí cụ điện - Áptômát bảo vệ quá dòng dùng trong gia đình và các hệ thống lắp đặt tương tự - Phần 1: Áptômát dùng cho điện xoay chiều
- 4Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6434-2:2018 (IEC 60898-2:2016) về Khí cụ điện - Áptômát bảo vệ quá dòng dùng trong gia đình và các hệ thống lắp đặt tương tự - Phần 2: Áptômát dùng cho điện xoay chiều và một chiều
- 5Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6434-1:2018 (IEC 60898-1:2015) về Khí cụ điện - Áptômát bảo vệ quá dòng dùng trong gia đình và các hệ thống lắp đặt tương tự - Phần 1: Áptômát dùng cho điện xoay chiều
- 1Quyết định 310/QĐ năm 1991 công bố tiêu chuẩn Việt Nam bắt buộc áp dụng do Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học Nhà nước ban hành
- 2Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 1988:1977 về thiết bị điện làm việc ở điện áp đến 1000 V - Vỏ bao - Cấp bảo vệ
- 3Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4912:1989 (ST SEV 1121-78) về Khí cụ điện điện áp đến 1000 V - Yêu cầu đối với kích thước lắp ráp do Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước ban hành
- 4Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 3725:1982 về khí cụ điện điện áp tới 1000 V - Phương pháp thử do Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước ban hành
- 5Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6434-1:2008 (IEC 60898-1 : 2003) về Khí cụ điện - Áptômát bảo vệ quá dòng dùng trong gia đình và các hệ thống lắp đặt tương tự - Phần 1: Áptômát dùng cho điện xoay chiều
- 6Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 181:1965 về Mạng điện, nguồn điện nối vào mạng điện và thiết bị nhận năng lượng điện - Dãy điện áp định mức
- 7Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 182:1965 về Khí cụ điện dùng trong công nghiệp - Dãy dòng điện định mức
- 8Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6434-2:2018 (IEC 60898-2:2016) về Khí cụ điện - Áptômát bảo vệ quá dòng dùng trong gia đình và các hệ thống lắp đặt tương tự - Phần 2: Áptômát dùng cho điện xoay chiều và một chiều
- 9Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6434-1:2018 (IEC 60898-1:2015) về Khí cụ điện - Áptômát bảo vệ quá dòng dùng trong gia đình và các hệ thống lắp đặt tương tự - Phần 1: Áptômát dùng cho điện xoay chiều
Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 3623:1981 về Khí cụ điện chuyển mạch điện áp tới 1000 V - Yêu cầu kỹ thuật chung do Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước ban hành
- Số hiệu: TCVN3623:1981
- Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
- Ngày ban hành: 10/07/1981
- Nơi ban hành: Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước
- Người ký: ***
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo:
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra