Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
TIÊU CHUẨN VIỆT NAM
TCVN 3111 : 1993
HỖN HỢP BÊ TÔNG NẶNG - PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH HÀM LƯỢNG BỌT KHÍ
Heavyweight cencrete cempeund - Method for determinatien ef air centent
Tiêu chuẩn này quy định phương pháp dùng áp lực để xác định hàm lượng bọt khí của hỗn hợp bê tông nặng sau khi được đầm chặt.
Tiêu chuẩn này chi áp dụng cho hỗn hợp bê tông có cốt liệu đặc chắc với đường kính cỡ hạt tới 40mm.
1. Thiết bị thử
Bình thử bọt khí;
Bàn rung tần số 2800 ± 200 vòng /phút hoặc thanh thép tròn trơn đường kính 16mm, dài 600mm hai đầu múp tròn;
Bình thử bọt khí (hình 1) là một bình kim loại hình trụ, đường kính bằng 0,75 ± 1,25 chiều cao, nắp hình côn. Nắp được liên kết với thân bình bằng gioăng cao su và bu lông hãm. Nắp bình được gắn van điều chỉnh nước và một ống trụ nhỏ trong có đặt một ống thuỷ tinh khắc độ. Đầu ống trụ có các nhánh để gắn áp kế, bơm, phễu và để đóng kín bình khi thử. Bình có dung tích tối thiểu 5 lít và phải được gia công đủ cứng để không bị biến dạng thể tích quá 0,l% giá trị hàm lượng bọt khí dưới tác dụng của áp lực thử.
2. Lấy mẫu
Lấy và chuẩn bị khoảng 8 lít hỗn hợp bê tông theo TCVN 3105 : 1993 để thử.
3. Tiến hành thử
3.1. Hiệu chỉnh bình thử bọt khí
Đặt một tấm kính phẳng dày 3 - 4mm xuống đáy bình, úp miệng một cốc thuỷ tinh hoặc kim loại) dung tích biết trước V1 (ml) lên tấm kính. Đặt trên đáy cốc một lò xo có độ dài đủ để khi đậy nắp bình thử bọt khí, nắp bình sẽ tì lên lò xo giữ cho cốc cố định. Sau đó đặt gioăng cao su lên miệng bình, đậy nắp bình và bắt bu lông. Tiếp theo đổ nước vào bình tới vạch mức "0" qua một nhánh van ở đỉnh ống trụ rồi khoá van. Dùng bơm áp lực 0,4 daN/cm2 ép khí trong cốc và đọc mức nước tụt xuống dưới vạch mức "0”.
Tính hệ số hiệu chính bình thử bọt khí theo công thức :
Trong đó :
VL - Dung tích cốc thuỷ tinh (hoặc kim loại), ml; ,
h0 - Chiều cao mức nước tựt xuống dưới mức "0" ở áp lực 0,4 daN/cm2, mm
µ- Được xác định bằng kết quả trung bình của hai lần thử hiệu chỉnh
3.2. Xác định hàm lượng bọt khí
Đổ và đầm hỗn hợp bê tông vào bình thử bọt khí theo điều 3.7 của TCVN 3105 : 1993. Đầm xong dùng bay gạt bớt hỗn hợp giữ cho mức hỗn hợp thấp hơn miệng bình khoảng 3cm. Sau đó cẩn thận đổ nước đầy tới miệng bình, tránh không để nước sục hỗn hợp,
đặt gioăng cao su, đậy và xiết chặt nắp bình. Qua lỗ trên đỉnh
ống trụ đổ tiếp nước vào bình tới
vạch mức "0".
Tiếp đó khoá kín bình rồi dùng bơm tạo áp lực 0,4daN/cm2 ép khí trong hỗn hợp bê tông ghi lại mức tụt xuống dưới vạch mức "0".
4. Tính kết quả
Hàm lượng bọt khí trong hỗn hợp bê tông được tính bằng phần trăm theo công thức :
Trong đó :
h - Mức nước tụt xuống dưới vạch "0" với áp lực 0,4daN/cm2, mm;
vb - Thể tích hỗn hợp bê tông trong bình, ml;
µ - Hệ số hiệu chỉnh thiết bị (xác định theo điều 3.1).
5. Biên bản thử
Trong biên bản thử ghi rõ :
- Ngày và nơi lấy mẫu;
- Giá trị hệ số hiệu chỉnh bình;
- Hàm lượng bọt khí.
Phụ lục
Xác định hàm lượng bọt khí của hỗn hợp bê tông bằng phương pháp tính toán
Để xem đầy đủ nội dung và sử dụng toàn bộ tiện ích của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
- 1Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 3110:1993 về hỗn hợp bê tông nặng phương pháp phân tích thành phần
- 2Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 3107:1993 về hỗn hợp bê tông nặng - phương pháp vebe xác định độ cứng
- 3Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 3108:1993 về hỗn hợp bê tông nặng - phương pháp xác định khối lượng thể tích
- 4Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam TCXD 171:1989 về Bêtông nặng - Phương pháp không phá hoại sử dụng kết hợp máy đo siêu âm và súng bật nẩy để xác định cường độ nén
- 5Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam TCXDVN 307:2003 về Bê tông nặng - Phương pháp xác định hàm lượng xi măng trong bê tông đã đóng rắn do Bộ Xây dựng ban hành
- 6Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9335:2012 về Bê tông nặng - Phương pháp thử không phá hủy - Xác định cường độ nén sử dụng kết hợp máy đo siêu âm và súng bật nẩy
- 7Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9338:2012 về Hỗn hợp bê tông nặng - Phương pháp xác định thời gian đông kết
- 1Quyết định 2143/QĐ-BKHCN năm 2022 hủy bỏ Tiêu chuẩn quốc gia về Bê tông nặng do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 2Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 1772:1987 về sỏi - phương pháp xác định hàm lượng các tạp chất trong sỏi do Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước ban hành
- 3Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 3110:1993 về hỗn hợp bê tông nặng phương pháp phân tích thành phần
- 4Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 3107:1993 về hỗn hợp bê tông nặng - phương pháp vebe xác định độ cứng
- 5Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 3108:1993 về hỗn hợp bê tông nặng - phương pháp xác định khối lượng thể tích
- 6Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam TCXD 171:1989 về Bêtông nặng - Phương pháp không phá hoại sử dụng kết hợp máy đo siêu âm và súng bật nẩy để xác định cường độ nén
- 7Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam TCXDVN 307:2003 về Bê tông nặng - Phương pháp xác định hàm lượng xi măng trong bê tông đã đóng rắn do Bộ Xây dựng ban hành
- 8Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9335:2012 về Bê tông nặng - Phương pháp thử không phá hủy - Xác định cường độ nén sử dụng kết hợp máy đo siêu âm và súng bật nẩy
- 9Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9338:2012 về Hỗn hợp bê tông nặng - Phương pháp xác định thời gian đông kết
- 10Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 3105:1993 về Hỗn hợp bê tông và bê tông nặng - Lấy mẫu, chế tạo và bảo dưỡng mẫu thử
- 11Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 3111:2022 về Hỗn hợp bê tông - Phương pháp áp suất xác định hàm lượng bọt khí
Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 3111:1993 về hỗn hợp bê tông nặng - phương pháp xác định hàm lượng bọt khí
- Số hiệu: TCVN3111:1993
- Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
- Ngày ban hành: 01/01/1993
- Nơi ban hành: ***
- Người ký: ***
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra