Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
SỎI - PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH HÀM LƯỢNG CÁC TẠP CHẤT TRONG SỎI
Gravel - Methed for determination of content erganic impuríty in gravel
Hàm lượng tạp chất hữu cơ trong sỏi;
Hàm lượng hạt bị đập vỡ trong sỏi dăm đập từ cuội;
Hàm lượng silic ôxyt vô định hình trong đá dăm (sỏi);
Chú thích: Một số phương pháp thử nhanh và đơn giản được đưa vào phụ lục của tiêu chuẩn này để tham khảo không coi là phương pháp trọng tài.
Số lượng các chỉ tiêu kỹ thuật cần phải xác định cho một loại đá dăm (sỏi) được quy định tuỳ theo đặc điểm vật liệu và yêu cầu kỹ thuật của công việc cần dùng đến loại đá dăm (sỏi) đó.
1.1. Nếu trong các phương pháp thử của tiêu chuẩn này không quy định cụ thể về độ chính xác cân đong cần thiết thì khi cân mẫu thử và mẫu phân tích, vật liệu phải cân với độ chính xác đến 0,1%.
1.2. Sấy khô vật liệu đến khối lượng không đổi được tiến hành trong tủ sấy ở nhiệt độ 105 – 1100C cho tới khi độ chênh lệch giữa hai lần cân không được vượt quá 0,1% khối lượng mẫu. Thời gian giữa hai lần cân cuối cùng không ít hơn 3 giờ.
1.3. Kích thước các mẫu hình trụ hay hình khối phải đo bằng thước kẹp với độ chính xác đến 0,1mm.
Để xác định diện tích mặt đáy (trên hoặc dưới) của mẫu hình khối, thì lấy giá trị trung bình chiều dài của mỗi cặp cạnh song song. Sau đó lấy tích của hai giá trị trung bình đó.
Diện tích của mỗi đáy hình trụ xác định theo số trung bình của hai đường kính thẳng góc với nhau.
Diện tích mặt cắt ngang của mẫu hình trụ lấy bằng giá trị trung bình của diện tích đáy trên và đáy dưới của mẫu hình khối lấy bằng giá trị trung bình của cạnh đáy trên và cạnh đáy dưới; sau đó nhân hai giá trị trung bình của hai cạnh kế tiếp nhau.
Chiều cao của mẫu hình trụ lấy bằng giá trị trung bình của trị số đo chiều cao thành trụ ở các điểm trên phần tư chu vi đáy. Chiều cao của mẫu hình khối lấy bằng giá trị trung bình của chiều cao mẫu ở bốn cạnh đứng.
Thể tích của các mẫu tính bằng số nhân diện tích mặt cắt ngang với chiều cao.
1.4. Để xác định thành phần hạt đá dăm (sỏi) dùng bộ sàng tiêu chuẩn có lỗ hình tròn, thành bằng gỗ hoặc bằng sắt, hình vuông mỗi cạnh 300mm hay hình tròn với đường kính không nhỏ hơn 300mm.
Bộ sàng tiêu chuẩn bao gỗm các sàng có đường kính lỗ sàng như sau:3; 5; 10; 15; 20; 25; 40; và 70mm.
Bộ sàng thông dụng gồm các cỡ sàng có đường kính lỗ sàng như sau: 5; 10; 20; 40 và 70mm. Để xác định kích thước các hạt trên 70mm có thể dùng 1 tấm tôn mỏng trên đó các lỗ tròn đường kính 70mm; 100mm; 110mm; 120mm, hoặc lớn hơn.
1.5. Xác định giới hạn bền khí nén hoặc độ nén đập của đá dăm (sỏi) được tiến hành trên máy nén thuỷ lực, lực nén tối đa (Pmax) đảm bảo sau khí ép mẫu chỉ dùng tới 0,3 đền 0,6 Pmax
1.6. Nếu trong các phương pháp thử của tiêu chuẩn này không quy định cụ thể và mức độ chính xác tương đối của kết quả thử thì tính kết quả thử sẽ lấy tới số thứ hai sau dấu phẩy của hàng đơn vị.
1.7. Kết quả thử được lấy bằng giá trị trung bình số học cua hai mẫu thử.
2.1. Khi kiểm tra chất lượng đá dăm (sỏi) ở tại nơi khai thác thì mỗi ca phải lấy mẫu trung bình một lần. Mẫu trung bình lấy cho từng cỡ hạt hoặc cho từng hỗn hợp các cỡ hạt nếu, không phân cỡ ở mỗi dây chuyền sản xuất.
2.2. Khi kiểm tra chất lượng đá dăm (sỏi) để ở kho (nơi sản xuất hoặc nơi tiêu thụ) thì cứ 300 tấn (hoặc 200m3) phải lấy mẫu trung bình một lần cho từng loại cỡ hạt riêng.
2.3. Mẫu trung bình được chọn bằng cách gép các mẫu cục bộ đã lấy theo chỉ dẫn các điều 2.11; 2.3; 2.4; và 2.5 của bàn tiêu chuẩn này. Khối lượng mẫu trung bình của đá dăm (sỏi) dùng để thử mỗi loại chỉ tiêu phải không nhỏ hơn bốn lần khối lượng ghi ở bảng 1.
Để xem đầy đủ nội dung và sử dụng toàn bộ tiện ích của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
- 1Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7572-2:2006 về cốt liệu cho bê tông và vữa - Phương pháp thử - Phần 2: Xác định thành phần hạt do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 2Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7572-1:2006 về cốt liệu cho bê tông và vữa - Phương pháp thử - Phần 1: Lấy mẫu do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 3Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7572-4:2006 về Cốt liệu cho bê tông và vữa - Phương pháp thử - Phần 4: Xác định khối lượng riêng, khối lượng thể tích và độ hút nước do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 4Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7572-5:2006 về Cốt liệu cho bê tông và vữa - Phương pháp thử - Phần 5: Xác định khối lượng riêng, khối lượng thể tích và độ hút nước của đá gốc do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 5Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7572-6:2006 về Cốt liệu cho bê tông và vữa - Phương pháp thử - Phần 6: Xác định khối lượng thể tích xốp và độ hổng do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 6Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7572-7 : 2006 về Cốt liệu cho bê tông và vữa - Phương pháp thử - Phần 7: Xác định độ ẩm do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 7Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7572-8:2006 về Cốt liệu cho bê tông và vữa - Phương pháp thử - Phần 8: Xác định hàm lượng bùn, bụi, sét trong cốt liệu và hàm lượng sét cục trong cốt liệu nhỏ do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 8Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7572-9:2006 về Cốt liệu cho bê tông và vữa - Phương pháp thử - Phần 9: Xác định tạp chất hữu cơ do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 9Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7572-10:2006 về Cốt liệu cho bê tông và vữa - Phương pháp thử - Phần 10: Xác định cường độ và hệ số hoá mềm của đá gốc do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 10Tiêu Chuẩn Việt Nam TCVN 7572-11:2006 về Cốt liệu cho bê tông và vữa - Phương pháp thử - Phần 11: Xác định độ nén dập và hệ số hoá mềm của cốt liệu lớn do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 11Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7572-12:2006 Cốt liệu cho bê tông và vữa - Phương pháp thử - Phần 12: Xác định độ hao mòn khi va đập của cốt liệu lớn trong máy Los Angeles do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 12Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7572-13:2006 về Cốt liệu cho bê tông và vữa - Phương pháp thử - Phần 13: Xác định hàm lượng hạt thoi dẹt trong cốt liệu lớn do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 13Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7572-17:2006 về Cốt liệu cho bê tông và vữa - Phương pháp thử - Phần 17: Xác định hàm lượng hạt mềm yếu, phong hoá do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 14Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7572-18:2006 về Cốt liệu cho bê tông và vữa - Phương pháp thử - Phần 18: Xác định hàm lượng hạt bị đập vỡ do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 15Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7572-19:2006 về cốt liệu cho bê tông và vữa - Phương pháp thử - Phần 19: Xác định hàm lượng silic oxit vô định hình do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 1Quyết định 415-QĐ năm 1987 ban hành hai tiêu chuẩn Nhà nước về đá dăm,sỏi và sỏi dăm dùng trong xây dựng của Chủ nhiệm Ủy ban khoa học và kỹ thuật Nhà nước ban hành
- 2Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 1771:1987 về đá dăm, sỏi và sỏi dăm dùng trong xây dựng – yêu cầu kỹ thuật do Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước ban hành
Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 1772:1987 về sỏi - phương pháp xác định hàm lượng các tạp chất trong sỏi do Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước ban hành
- Số hiệu: TCVN1772:1987
- Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
- Ngày ban hành: 17/08/1987
- Nơi ban hành: Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước
- Người ký: ***
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra