Hệ thống pháp luật

TIÊU CHUẨN XÂY DỰNG

TCXD 171 : 1989

BÊ TÔNG NẶNG - PHƯƠNG PHÁP KHÔNG PHÁ HOẠI SỬ DỤNG KẾT HỢP MÁY ĐO SIÊU ÂM VÀ SÚNG BẬT NẨY ĐỂ XÁC ĐỊNH CƯỜNG ĐỘ NÉN

Heavy concrete - Non_destructive testing by using combination of ultrasonic equipment and hammer gun for determination of compressive strength

Tiêu chuẩn này hướng dẫn xác định cường độ nén của bê tông bằng phương pháp sử dụng kết hợp máy đo siêu âm và súng thử bê tông loại bật nẩy.

Tiêu chuẩn này áp dụng cho các loại cấu kiện, kết cấu bê tông của công trình xây dựng dân dụng và công nghiệp trong trường hợp:

- Không xây dựng được biểu đồ chuẩn dùng để xác định cường độ nén của bê tông bằng phương pháp không phá hoại.

- Không có mẫu khoan lấy từ các loại cấu kiện, kết cấu xây dựng để xác định cường độ bê tông.

1 Quy định chung

1.1. Phương pháp xác định cường độ nén của tiêu chuẩn này dựa trên mối tương quan giữa cường độ nén của bê tông (R) với hai số đo đặc trưng của phương pháp không phá hoại là vận tốc xuyên (v) của siêu âm và độ cứng bề mặt của bê tông qua trị số (n) đo được trên súng thử bê tông loại bật nẩy (quan hệ R-v, n). Ngoài ra, còn sử dụng những số liệu kĩ thuật có liên quan đến thành phần bê tông.

1.2. Cường độ nén của bê tông được xác định bằng biểu đồ hoặc bảng ra thông qua vận tốc siêu âm và trị số bật nẩy đo được trên bê tông cần thử. Giá trị này bằng cường độ nén của một loại bê tông quy ước gọi là bê tông tiêu chuẩn dùng để xây dựng biểu đồ 1, bảng 7. Một số thành phần đặc trưng của bê tông tiêu chuẩn được quy định như sau:

- Xi măng poóc lăng PC30

- Hàm lượng xi măng 350 kg/m³

- Cốt liệu lớn: Đá dăm với Dmax = 40mm

- Cốt liệu nhỏ: Cát vàng có Mn từ 2,0 đến 3,0

1.3. Nếu bê tông cần thử có thành phần khác với bê tông tiêu chuẩn thì cường độ nén của bê tông được hiệu chỉnh bằng các hệ số ảnh hưởng.

1.4. Để xác định được cường độ nén của bê tông cần thử, phải có những số liệu kĩ thuật liên quan đến thành phần bê tông thử loại xi măng, hàm lượng xi măng sử dụng cho 1m3 bê tông, loại cốt liệu lớn và đường kính lớn nhất của nó (Dmax).

1.5. Trong trường hợp có mẫu lưu, cần sử dụng kết hợp mẫu lưu để xác định cường độ nén của bê tông. Số mẫu lưu sử dụng không ít hơn 6 mẫu.

1.6. Khi không có đầy đủ những số liệu kĩ thuật liên quan đến thành phần bê tông cần thử thì kết quả thu được chỉ mang tính chất định tính.

1.7. Không sử dụng phương pháp này để xác định cường độ nén của bê tông trong những trường hợp sau:

- Bê tông có mác nhỏ hơn 100 và lớn 350;

- Bê tông sử dụng các loại cốt liệu có đường kính lớn hơn 70mm;

- Bê tông bị nứt, rỗ hoặc có các khuyết tật;

- Bê tông bị phân tầng hoặc là hỗn hợp của nhiều loại bê tông khác nhau;

- Bê tông có chiều dày theo phương thí nghiệm nhỏ hơn 100mm.

2 Thiết bị và phương pháp đo

2.1. Thiết bị sử dụng để xác định vận tốc siêu âm.

2.1.1. Để xác định vận tốc siêu âm, cần tiến hành đo hai đại lượng khoảng cách truyền xung siêu âm và thời gian truyền xung siêu âm

2.1.2. Vận tốc siêu âm (v) được xác định theo công thức:

Trong đó:

l - Khoảng cách truyền xung siêu âm hay là khoảng cách giữa hai đầu thu và phát của máy (mm);

t - Thời gian truyền của xung siêu âm ( Ps )

2.1.2.1. Đo thời gian truyền xung siêu âm bằng các máy đo siêu âm. Sai số đo không vượt quá giá trị ' tính theo công thức:

Trong đó: t - Thời gian truyền của xung siêu âm.<

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam TCXD 171:1989 về Bêtông nặng - Phương pháp không phá hoại sử dụng kết hợp máy đo siêu âm và súng bật nẩy để xác định cường độ nén

  • Số hiệu: TCXD171:1989
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn XDVN
  • Ngày ban hành: 01/01/1989
  • Nơi ban hành: ***
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 22/01/2025
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản