Hệ thống pháp luật

TIÊU CHUẨN VIỆT NAM

TCVN 2622 : 1995

PHÒNG CHÁY, CHỐNG CHÁY CHO NHÀ VÀ CÔNG TRÌNH - YÊU CẦU THIẾT KẾ

Fire prevention and protection for buildings and structures - Design requirements

1. Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này là bắt buộc áp dụng. Cho phép áp dụng thêm các tiêu chuẩn khác khi có đảm bảo trình độ kĩ thuật và an toàn cao hơn quy định của tiêu chuẩn này.

Tiêu chuẩn này quy định những yêu cầu cơ bản về phòng cháy và chống cháy ( viết tắt là PCCC) khi thiết kế, xây dựng mới hoặc cải tạo nhà và công trình cũng như khi thẩm định thiết kế và xét quyết định đưa nhà, công trình vào sử dụng.

Khi thiết kế nhà và công trình ngoài việc tuân theo các quy định của tiêu chuẩn này, còn phải tuân theo các quy định có liên quan ở các tiêu chuẩn hiện hành khác.

Các công trình đặc thù chuyên ngành có yêu cầu PCCC đặc biệt có những quy định PCCC riêng, ví dụ: kho chứa các chất dễ cháy, dễ nổ, kho chứa các hóa chất độc hại. Các công trình trên chỉ áp dụng một số quy định thích hợp của tiêu chuẩn này.

Các công trình tạm thời, có thời gian sử dụng không quá 5 năm chỉ áp dụng phần lối thoát nạn và tham khảo các phần khác của tiêu chuẩn này.

2. Quy định chung

2.1. Thiết kế ngôi nhà, công trình, cụm công trình, kể c công trình do nước ngoài thiết kế, đầu tư, phi áp dụng các yêu cầu PCCC và phi được thỏa thuận về nội dung này với cơ quan PCCC.

2.2. Ngôi nhà và công trình được chia thành 5 bậc chịu lửa I, II, III, IV, V. Bậc chịu lửa của ngôi nhà và công trình được xác định theo giới hạn chịu lửa của các cấu kiện xây dựng chủ yếu của nó. Xem bảng 2.

2.3. Các công trình sản xuất công nghiệp được chia thành sáu hạng sản xuất theo mức độ nguy hiểm về cháy và nổ của công nghệ sản xuất và tính chất của các chất nguyên liệu đặt trong nó theo bảng l.

Bảng 1

Hạng sản xuất

Đặc tính của các chất, vật liệu có trong quá trình sản xuất

A

Nguy hiểm cháy nổ

Các chất khí cháy có giới hạn nồng độ cháy nổ dưới nhỏ hơn hoặc bằng 10% thể tích không khí và các chất lỏng có nhiệt độ bùng cháy nhỏ hơn 280C, nếu các chất lỏng và các chất khí đó có thể hợp thành hỗn hợp dễ nổ có thể tích quá 5% thể tích không khí trong phòng; các chất có thể nổ và cháy khi tác dụng với nhau, với nước hay ôxy trong không khí.

B

Nguy hiểm cháy nổ

Các chất khí có giới hạn nồng độ nổ dưới trên 10% thể tích không khí, các chất lỏng có nhiệt độ bùng cháy từ 280C đến 610C, các chất lỏng được làm nóng trong điều kiện sản xuất đến nhiệt độ bằng và cao hơn nhiệt độ bùng cháy, các bụi hoặc xơ cháy có giới hạn nổ dưới, bằng hoặc nhỏ hơn 65g/m3, nếu các chất lỏng, khí và bụi hoặc xơ nói trên có thể tạo thành hỗn hợp dễ nổ có thể tích quá 5% thể tích không khí trong phòng.

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 2622:1995 về phòng cháy, chống cháy cho nhà và công trình - yêu cầu thiết kế

  • Số hiệu: TCVN2622:1995
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Ngày ban hành: 01/01/1995
  • Nơi ban hành: ***
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Không có
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực:
  • Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực
Tải văn bản