- 1Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 1700:1986 về hạt giống lúa nước - phương pháp thử do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 2Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4809:1989 (ISO 6666-1983)
- 3Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 2383:1978 về Lạc quả và lạc hạt - Yêu cầu kỹ thuật do Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước ban hành
- 4Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 1517:1974 về Quy tắc quy tròn số
LẠC QUẢ VÀ LẠC HẠT - PHƯƠNG PHÁP THỬ
Peanuts in – shell and Peanut kernels – Method of test
LỜI NÓI ĐẦU
TCVN 2384-1993 dựa theo tiêu chuẩn quốc tế ISO 6478-1990;
TCVN 2384-1993 thay thế cho TCVN 2384-1984;
TCVN 2384-1993 do Ban kỹ thuật Nông sản biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng đề nghị và được Bộ Khoa học - Công nghệ và Môi trường ban hành theo Quyết định số 430/QĐ ngày 07 tháng 09 năm 1993.
LẠC QUẢ VÀ LẠC HẠT - PHƯƠNG PHÁP THỬ
Peanuts in – shell and Peanut kernels – Method of test
1.1 Khái niệm
1.1.1. Chất lượng của lạc quả, lạc hạt được xác định trên cơ sở phân tích mẫu trung bình lấy ở lô hàng.
1.1.2. Lô hàng đồng nhất là lượng lạc quả hoặc lạc hạt cùng một loại, cùng một hạng chất lượng, được đóng gói trong cùng một loại bao bì (hoặc để rời trong cùng một dụng cụ chứa đựng), được giao nhận cùng một thời gian, được chuyên chở và bảo quản trong cùng một điều kiện và không lớn hơn 5000 bao hoặc 50t với lô hàng rời.
1.1.3. Mẫu ban đầu là khối lượng lạc quả hay lạc hạt lấy ở mỗi vị trí bao được chỉ định lấy mẫu hoặc ở các vị trí của lô hàng đổ rời.
1.1.4. Mẫu chung là khối lượng lạc quả hay lạc hạt được tập hợp từ tất cả các mẫu ban đầu của một lô hàng nhất định và có khối lượng không nhỏ hơn 5 kg.
1.1.5. Mẫu trung bình là khối lượng được lập từ mẫu chung có khối lượng không nhỏ hơn 2 kg.
1.1.6. Mẫu phân tích là lượng lạc rút ra từ mẫu trung bình để xác định một nhóm các chỉ tiêu chất lượng nhất định của các lô.
1.2. Dụng cụ lấy mẫu và bao bì đựng mẫu
- Xiên lấy mẫu bằng kim loại dùng để lấy mẫu lạc hạt;
- Xiên ngắn dùng để lấy mẫu trong bao có kích thước và yêu cầu theo TCVN 4809-89;
- Xiên dài dùng để lấy mẫu ở những lô lạc hạt rời đổ đống theo TCVN 1700 – 86;
- Khay men trắng có dung tích phù hợp để chứa một số mẫu ban đầu;
- Dụng cụ phân mẫu chuyên dùng hoặc thước gỗ và một mặt phẳng sạch có diện tích phù hợp để đựng mẫu chung.
- Túi PE có độ dày và dung tích phù hợp để đựng mẫu trung bình;
- Lọ thủy tinh nút mài hay hợp nhựa kín bằng PE có độ dày và dung tích phù hợp mẫu phân tích;
- Dao để mở bao lạc vỏ và kim khâu và dây đay để khâu bao.
Tất cả các dụng cụ trên phải khô, sạch.
1.3. Lấy mẫu ban đầu
1.3.1. Đối với lô hàng đóng bao
a) Số bao được chỉ định lấy mẫu phụ thuộc độ lớn của lô hàng theo Bảng 1.
Bảng 1
Số bao của lô hàng | Số bao cần lấy mẫu |
Từ 1 đến 5 | Lấy tất cả các bao |
Từ 6 đến 50 | Lấy 5 bao |
Từ 51 – 100 | Lấy 3 bao và 5% số bao trong lô |
Từ 101 – 500 | Lấy 7 bao và 2% số bao trong lô |
Từ 501 – 1000 | Lấy 13 bao và 1% số bao trong lô |
Từ 1001 - 5000 | Lấy 19 bao và 0,5 % số bao trong lô |
b) Lấy mẫu ban đầu từ các bao được chỉ định ở sát trên, sát dưới, giữa lô tại các vị trí thích hợp với quy mô và điều kiện bảo quản của lô hàng.
- Đối với bao hạt thì dùng xiên ngắn trích mẫu ở 2 đầu và giữa bao.
- Đối với bao lạc quả: dùng dao cắt dây khâu trích mẫu từ 2 đầu và giữa bao, rồi khâu chắc lại.
Tập hợp các mẫu ban đầu sao cho khối lượng mẫu chung không nhỏ hơn 5kg và không lớn hơn 20kg.
1.3.2. Đối với lô hàng đổ rời
Lô lạc hạt rời đổ đống được san phẳng bề mặt, dùng xiên dài có chiều dài phù hợp với độ cao của lô hàng để lấy các mẫu ban đầu theo phương thẳng đứng của khối hàng ở giữa và 4 góc.
1.4. Lập mẫu chung
Gộp tất cả các mẫu ban đầu đã lấy vào một mặt phẳng sạch hay khay men trắng, trộn đều ta được mẫu chung của lô.
1.5. Lập mẫu trung bình
a) Từ mẫu chung đã trộn kỹ ta san đều thành hình chữ nhật, dùng thước gỗ phân theo nguyên tắc đường chéo trên một mặt phẳng sạch. Thu cất hai phần đối diện, 2 phần còn
Để xem đầy đủ nội dung Tiêu chuẩn/Quy chuẩn và sử dụng toàn bộ tiện ích của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
- 1Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 2383:2008 (CODEX STAN 200-1995) về lạc
- 2Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 1602:1975 về lạc hạt - Bao gói, bảo quản để chống mốc
- 3Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 2384:1978 về Lạc quả và lạc hạt - Phương pháp thử
- 4Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 5280:1990 (CAC/RCP 22-1979) về Lạc quả - Yêu cầu vệ sinh
- 1Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 1700:1986 về hạt giống lúa nước - phương pháp thử do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 2Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4809:1989 (ISO 6666-1983)
- 3Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 2383:2008 (CODEX STAN 200-1995) về lạc
- 4Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 1602:1975 về lạc hạt - Bao gói, bảo quản để chống mốc
- 5Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 2383:1978 về Lạc quả và lạc hạt - Yêu cầu kỹ thuật do Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước ban hành
- 6Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 2384:1978 về Lạc quả và lạc hạt - Phương pháp thử
- 7Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 1517:1974 về Quy tắc quy tròn số
- 8Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 5280:1990 (CAC/RCP 22-1979) về Lạc quả - Yêu cầu vệ sinh
Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 2384:1993 về Lạc quả và lạc hạt - Phương pháp thử do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành
- Số hiệu: TCVN2384:1993
- Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
- Ngày ban hành: 07/09/1993
- Nơi ban hành: Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường
- Người ký: ***
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo:
- Ngày hiệu lực: 23/11/2024
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực