TIÊU CHUẨN VIỆT NAM
TCVN 2099:1993
SƠN
PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH ĐỘ BỀ UỐN CỦA MÀNG
Paints
Method for determination of bend test of coating
Tiêu chuẩn này áp dụng cho các loại sơn.
Tiêu chuẩn này quy định phương pháp kiểm tra và đánh giá độ bền của màng sơn bị gẫy hoặc tách khỏi nền kim loại khi tấm mẫu thử bị uốn vòng quanh một trục hình trụ ở các điều kiện tiêu chuẩn.
Đối với hệ sơn nhiều lớp, mỗi lớp có thể kiểm tra riêng hoặc tất cả các lớp đã sơn xong kiểm tra một lần.
Có hai loại dụng cụ được quy định (dụng cụ I và dụng cụ II theo hình vẽ). Cả hai dụng cụ đều cho kết quả giống nhau với cùng loại màng sơn.
1. Dụng cụ kiểm tra.
1.1. Trong cả hai loại dụng cụ được quy định dưới đây, các trục phải làm từ nguyên liệu rắn và không gỉ, ví dụ như thép không gỉ.
1.2. Dụng cụ kiểm tra i (theo hình vẽ i) bao gồm một bộ bản lề có các trục hình trụ, đường kính các trục từ 1, 2, 3, 4, 5, 6, 8, 10, 12, 16, 20, 25 và 32 mm. Kích thước của dụng cụ không cần quy định cụ thể trừ khoảng trống giữa bề mặt của trục và tấm bản lề là 0,55 ± 0,05 mm. Hai mặt phẳng của dụng cụ phải được quay tự do trên trục quay của dụng cụ và phải dừng lại ngay khi mặt tấm thử đã được uốn cong đến vị trí song song.
1.3. Dụng cụ kiểm tra II (theo hình vẽ 2)
Dụng cụ là một bộ gồm 5 bản kim loại có bề mặt 30 x 40 mm và chiều dày khác nhau 1 - 2 - 3 - 4 - 5 mm. Ở một phía cạnh dọc của mỗi bản có nửa hình trụ, bán kính phần hình trụ bằng nửa chiều dày của mỗi bản tương ứng (r = 0,5; 1; 1,5; 2; 2,5 mm). Mỗi bản này có thể gá lắp vào rãnh của một khung kẹp bằng kim loại.
2. Nhiệt độ phòng thí nghiệm
Nhiệt độ phòng thí nghiệm phải là 25 ± 20C trong cả quá trình kiểm tra.
3. Lấy mẫu
Một mẫu đại diện cho sản phẩm càn kiểm tra (hoặc mỗi sản phẩm trong trường hợp sơn nhiều lớp) phải tuân thủ theo quy định trong TCVN 5670 - 1992.
4. Tấm chuẩn để thử
4.1. Chất liệu tấm chuẩn để thử. Ngoại trừ các quy định riêng hoặc thoả thuận, tấm chuẩn để thử phải là thép bóng, sắt tây bóng hoặc nhôm mềm tương ứng với yêu cầu của TCVN 5760 - 1992.
4.2. Kích thước tấm chuẩn.
Tấm chuẩn để thử phải là hình chữ nhật kích thước (100 x 50mm) dày 0,3 mm. Tấm chuẩn có thể cắt theo kích thước trên sau khi sơn đã khô sao cho không có khuyết tật.
4.3. Gia công và sơn mẫu.
Phải tiến hành chuẩn bị tấm mẫu theo TCVN 5670 - 1992, ngoại trừ các quy định riêng, và sau đó phủ sơn theo phương pháp quy định đối với sản phẩm cần thử. Nếu sản phẩm cần thử được quy định quét bằng chổi, vết
Để xem đầy đủ nội dung Tiêu chuẩn/Quy chuẩn và sử dụng toàn bộ tiện ích của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
- 1Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 2094:1993 về sơn - phương pháp gia công màng
- 2Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 2098:1993 về sơn - phương pháp xác định độ cứng của màng
- 3Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 2101:1993 về sơn - phương pháp xác định độ bóng của màng
- 4Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 2100:1993 về Sơn - Phương pháp xác định độ bền va đập của màng
- 1Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 2094:1993 về sơn - phương pháp gia công màng
- 2Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 2096:1993 về sơn - phương pháp xác định độ khô và thời gian khô
- 3Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 2098:1993 về sơn - phương pháp xác định độ cứng của màng
- 4Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 2101:1993 về sơn - phương pháp xác định độ bóng của màng
- 5Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5670:1992 (ISO 1514 – 1974)
- 6Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 2100:1993 về Sơn - Phương pháp xác định độ bền va đập của màng
- 7Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 2099:2007 về Sơn và vecni - Phép thử uốn (trục hình trụ)
Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 2099:1993 về sơn - phương pháp xác định độ bề uốn của màng
- Số hiệu: TCVN2099:1993
- Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
- Ngày ban hành: 01/01/1993
- Nơi ban hành: ***
- Người ký: ***
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 22/11/2024
- Tình trạng hiệu lực: Ngưng hiệu lực