Hệ thống pháp luật

TIÊU CHUẨN NHÀ NƯỚC

TCVN 1841-76

BAO TAY BẢO HỘ LAO ĐỘNG

BẰNG DA, GIẢ DA VÀ BẠT

Job safety gloves

Tiêu chuẩn này áp dụng cho các loại bao tay vải bạt, da nối bạt, bạt ghép da và giả da dùng để bảo vệ tay công nhân, tránh chấn thương cơ học, nóng bỏng và dây bẩn.

1. HÌNH DÁNG VÀ KÍCH THƯỚC CƠ BẢN

1.1. Căn cứ vào mục đích sử dụng cho các ngành khác nhau, bao tay được sản xuất làm 10 loại ký hiệu là A, B, C, D, E, G, H, I, K, L.

1.1.1. Dùng cho ngành hàn cắt kim loại và các ngành nghề tương tự.

Loại A: Bao tay da năm ngón, nối bạt đến khuỷu tay

Phần bàn tay hoàn toàn bằng da. Ống tay nối bạt dài đến khuỷu tay. Các đường ghép may lộn, dấu chỉ phía trong. Đường ghép ngón cái và chân các kẽ ngón phải có đệm bảo vệ chỉ (Hình 1).

Loại B: Bao tay bạt năm ngón, nối bạt dài đến khuỷu tay

Mặt trước và sau bao tay may hai lớp vải. Mặt trước bao tay có chần quả trám. Ống tay nối bạt dài đến khuỷu tay. Các đường ghép phía trước ngón may lộn đè, các đường ghép phía sau ngón may bóp (Hình 2).

1.1.2. Dùng cho ngành nấu gang thép, rèn búa máy và các ngành nghề tương tự.

Loại C: Bao tay da năm ngón, nối bạt dài đến bắp tay

Các đường ghép may lộn, dấu chỉ phía trong. Đường ghép ngón cái và chân các kẽ ngón phải có đệm bảo vệ chỉ (Hình 3).

Loại D: Bao tay bạt năm ngón, nối bạt dài đến bắp tay

Mặt trước và sau bao tay may hai lớp vải. Mặt trước bao tay có chần quả trám. Ngón cái may vuông góc với mặt bàn tay.

Các đường ghép phía trước ngón may lộn đè, các đường ghép phía sau ngón may bóp (Hình 4).

Loại E: Bao tay bạt hai ngón, nối bạt dài đến khuỷu tay

Cả hai mặt bao tay đều may hai lớp vải có chần quả trám.

Ống tay nối bạt dài đến khuỷu tay. Ngón cái may ở chính giữa đường sống để dùng hai mặt. Các đường ghép may lộn đè (hình 5).

1.1.3. Dùng cho ngành xây dựng, vận chuyển và các ngành nghề tương tự.

Loại G: Bao tay bạt năm ngón dùng một mặt

Mặt trước bao tay may hai lớp vải có chần quả trám, mặt sau bao tay may một lớp vải. Ngón cái may vuông góc với mặt bản tay. Các đường ghép phía trước ngón may lộn đè, các đường ghép phía sau ngón may bóp (Hình 6).

Loại H: Bao tay bạt năm ngón, dùng hai mặt.

Cả hai mặt bao tay đều may hai lớp vải có chần quả trám.

Ngón cái may ở chính giữa đường sống để dùng hai mặt. Các đường ghép trên một mặt may lộn đè, mặt còn lại may lộn hai đường chỉ (Hình 7).

Loại I: Bao tay bạt hai ngón ghép giả da.

Mặt trước bao tay đệm bằng giả da. Ngón cái may hoàn toàn bằng giả da. Các đường ghép may lộn. Ống tay nối bạt dài đến bắp tay, có đệm giả da ở phía trước (Hình 8).

Loại K: Bao tay bạt hai ngón.

Cả hai mặt bao tay đều may hai lớp vải có chần quả trám.

Ngón cái may ở chính giữa đường sống để dùng hai mặt. Các đường ghép may lộn đè (Hình 9).

1.1.4. Bao tay dùng cho ngành bốc xếp gạch chịu lửa và các ngành nghề tương tự.

Loại L: Bao tay bạt hai ngón ghép da

Mặt trước bao tay đệm bằng da, có chần quả trám. Ngón cái may hoàn toàn bằng da. Ống tay nối bạt dài đến bắp tay, có đệm da ở phía trước. Các đường ghép may lộn (Hình 8).

Chú thích: Trong trường hợp đặc biệt nếu có sự thỏa thuận giữa các bên hữu quan cho phép may bao tay có dây buộc.

1.2. Mỗi loại bao tay được sản xuất 2 số theo cỡ số IV của TCVN 1267 – 72 ¸ 1268 – 72 và TCVN 1680 – 75 ¸ 1681 – 75. Sau khi sản xuất xong, kích thước thành phẩm của bao tay phải theo số đo chỉ dẫn ở bảng 1.

2. YÊU CẦU KỸ THUẬT

2.1. Yêu cầu về vật liệu.

2.1.1. Vật liệu may bao tay phải đảm bảo tính chất cơ lý như quy định dưới đây:

Vải bạt phải có độ dày từ 0,50 đến 0,80 mm. Độ bền kéo đứt theo chiều dọc lớn hơn 170 kG, chiều ngang lớn hơn 130 kG. Độ bền mài mòn lớn hơn 1300 vòng (trên máy mài mòn UT – 3 của Liên xô hoặc máy tương đương). Độ bền xé rách lớn hơn 10kG.

Vải lót: Phải có độ dày từ 0,09 đến 0,12 mm. Độ bền kéo đứt theo chiều dọc lớn hơn 54kG, chiều ngang lớn hơn 50kG. Độ bền mài mòn lớn hơn 1200 vòng (trên máy UT – 3 của Liên xô hoặc máy tương đương).

Da: Phải có độ dày từ 0,9 đến 1,2mm. Độ bền kéo đứt lớn hơn 45kG. Độ bền xé rách lớn hơn 2,5kG.

2.1.2. Vật liệu may bao tay phải đảm bảo tính chất vệ sinh như quy định dưới đây:

Vải phải có độ hút ẩm lớn hơn 55%. Độ xuyên khi phải lớn hơn 70 l/m2.s.

Da phải có độ xuyên khí lớn hơn 4 l/m2.s.

2.1.3. Vật liệu may bao tay phải có tính chất bảo vệ như quy định dưới đây:

Vải phải có độ chịu nước lớn hơn 200mm cột nước. Thời gian bắt lửa lớn hơn 30s. Thời gian cháy hết 100mm phải lớn hơn 23s.

Da phải có thời gian bắt lửa lớn hơn 52s.

2.1.4

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 1841:1976 về Bao tay bảo hộ lao động bằng da, giả da và bạt do Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước ban hành

  • Số hiệu: TCVN1841:1976
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Ngày ban hành: 04/12/1976
  • Nơi ban hành: Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Không có
  • Số công báo:
  • Ngày hiệu lực:
  • Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực
Tải văn bản