Tiêu chuẩn này áp dụng cho các loại bulông thô, nửa tinh và tinh thông dụng.
1. Kiểu, kích thước và độ nhẵn bề mặt của bulông phải theo những yêu cầu đã được quy định trong các tiêu chuẩn về kích thước.
2. Bulông phải chế tạo bằng thép theo các nhãn hiệu sau đây:
Phân loại bulông | Nhãn hiệu thép* |
Bulông thô | Cт.3, Cт.4, Cт.5 |
Bulông nửa tinh | Cт.3, Cт.4, Cт.5, |
Bulông tinh | Cт.3, Cт.4, Cт.5 |
* Tạm thời dùng theo tiêu chuẩn hiện hành của Liên xô (ГOCT) hay những tiêu chuẩn tương ứng của các nước khác, cho tới khi ban hành tiêu chuẩn nhà nước về vật liệu.
Nhãn hiệu thép phải chỉ dẫn trong đơn đặt hàng. Khi không có những chỉ dẫn đó thì bulông sẽ chế tạo theo nhãn hiệu thép bất kỳ đã chỉ dẫn ở điều này, thích hợp với từng loại bulông.
3. Khi cần thiết, theo sự thỏa thuận của bên tiêu thụ và bên chế tạo, cho phép chế tạo bulông bằng thép có nhãn hiệu không kể ở trên.
4. Có thể chế tạo bulông bằng kim loại màu hoặc hợp kim màu khi vật liệu bulông phải có tính kháng từ, khi bulông là chi tiết dẫn điện hoặc trong những trường hợp khác có lý do kỹ thuật xác đáng. Nhãn hiệu của kim loại màu và hợp kim màu do bên tiêu thụ và bên chế tạo thỏa thuận quy định.
5. Theo yêu cầu của bên tiêu thụ, bulông có thể đem nhiệt luyện, mạ để chống rỉ và để trang trí. Loại mạ và yêu cầu kỹ thuật của lớp mạ do hai bên thỏa thuận quy định. Chiều dầy lớp mạ phải nằm trong kích thước danh nghĩa của bulông.
6. Ren ở bulông (bước lớn hoặc bước nhỏ) phải theo TCVN 45-63; dung sai ren theo TCVN 46-63.
Nếu trong đơn đặt hàng không quy định cấp chính xác của ren, thì ren để ghép chặt (bước lớn hoặc bước nhỏ) chế tạo theo cấp chính xác 3.
Chế tạo bulông thô có ren theo cấp chính xác 2, cũng như chế tạo ren hệ mét bước nhỏ, tiến hành theo sự thỏa thuận của hai bên.
7. Ren có thể chế tạo bằng phương pháp lăn ép hoặc cắt tùy theo cơ sở sản xuất chọn.
Kích thước đường kính của thân bulông khi chế tạo ren bằng phương pháp lăn ép do cơ sở sản xuất quy định.
Đối với bulông được cắt ren, đoạn ren cạn và rãnh lùi dao phải phù hợp với TCVN 48-63.
Để xem đầy đủ nội dung Tiêu chuẩn/Quy chuẩn và sử dụng toàn bộ tiện ích của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
- 1Tiêu chuẩn ngành 22TCN 24:1984 về quy trình thi công và nghiệm thu dầm cầu thép liên kết bằng bulông cường độ cao do Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 2Tiêu chuẩn ngành 22TCN 204:1991 về bulông cường độ cao dùng cho cầu thép - yêu cầu kỹ thuật
- 3Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 1916:1995 về Bulông, vít, vít cấy và đai ốc - Yêu cầu kỹ thuật
- 4Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 1916:1976 về Bulông, vít, vít cấy và đai ốc - Yêu cầu kỹ thuật do Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước ban hành
- 1Quyết định 2669/QĐ-BKHCN năm 2008 hủy bỏ Tiêu chuẩn Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 2Tiêu chuẩn ngành 22TCN 24:1984 về quy trình thi công và nghiệm thu dầm cầu thép liên kết bằng bulông cường độ cao do Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 3Tiêu chuẩn ngành 22TCN 204:1991 về bulông cường độ cao dùng cho cầu thép - yêu cầu kỹ thuật
- 4Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 1916:1995 về Bulông, vít, vít cấy và đai ốc - Yêu cầu kỹ thuật
- 5Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 128:1963 về các chi tiết để ghép chặt - Quy tắc nghiệm thu, bao gói và ghi nhãn hiệu
- 6Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 1916:1976 về Bulông, vít, vít cấy và đai ốc - Yêu cầu kỹ thuật do Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước ban hành
Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 101:1963 về Bulông thông dụng - Yêu cầu kỹ thuật
- Số hiệu: TCVN101:1963
- Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
- Ngày ban hành: 01/01/1963
- Nơi ban hành: Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước
- Người ký: ***
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 22/11/2024
- Tình trạng hiệu lực: Ngưng hiệu lực