QUY TRÌNH THI CÔNG VÀ NGHIỆM THU DẦM CẦU THÉP LIÊN KẾT BẰNG BULÔNG CƯỜNG ĐỘ CAO
BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
1.1. Quy định này áp dụng cho việc thi công, nghiệm thu các dầm cầu thép hàn, hợp kim thấp, liên kết bằng bulông cường độ cao (BLCĐC) làm mới cho cầu đường sắt, cầu đường ôtô.
1.2. Trong khi áp dụng bản quy trình này còn phải tuân theo những quy trình, quy phạm về thiết kế, thi công và nghiệm thu cầu cống đã được Bộ và Nhà nước ban hành.
1.3. Khi thi công và nghiệm thu các công trình đặc biệt lớn, dùng vật liệu đặc biệt, kết cấu đặc biệt hoặc sử dụng ở vùng có môi trường khí hậu đặc biệt, thì khi cần thiết có thể thảo ra những quy định bổ sung, sửa đổi nội dung quy trình này, song các bổ sung, sửa đổi đó phải được Bộ Giao thông vận tải duyệt.
CÔNG TÁC VẬN CHUYỂN, CẦU NÂNG, BẢO QUẢN THANH, DẦM VÀ CÁC CẤU KIỆN
A. VẬN CHUYỂN BỐC XẾP
2.1. Trước khi vận chuyển, phải xem kỹ các ký hiệu đã ghi trên cấu kiện. Các ký hiệu bị mờ phải được đánh dấu lại bằng sơn, chữ ghi phải dễ đọc, ghi ở nơi mặt ngoài để dễ tìm kiếm và thuận tiện cho việc lắp ráp khỏi nhầm lẫn (không được ghi ký hiệu ở mặt thép đã hoặc sẽ tạo ma sát).
2.2. Khi nhận các cấu kiện của dầm thép LKBLCĐC phải nhận đủ và phải đối chiếu với bản kê của thiết kế, không được nhầm lẫn, thừa hoặc thiếu.
2.3. Phải nắm vững kích thước, trọng lượng, vị trí móc cẩu, kê đệm của thanh dầm và các bó, hòm cấu kiện để tiện cho việc chọn phương tiện vận chuyển cũng như thực hiện an toàn trong quá trình vận chuyển.
2.4. Khi vận chuyển, các thanh dầm, bó, hòm cấu kiện phải được chèn lót, chằng buộc cẩn thận, tránh làm cong vênh, sây sát (đặc biệt chú ý các bản nút, cũng như các đầu thanh liên kết). Phải cử người đi áp tải để hướng dẫn việc xếp dỡ và bảo quản trong quá trình chuyên chở.
2.5. Bulông, đai ốc, vòng đệm khi vận chuyển phải để trong hòm kín. Phải quy định hướng cẩu, hướng sắp xếp các hòm kín đó trên phương tiện vận chuyển, trên kho bãi để tránh khỏi bị đảo lộn làm hư hỏng đến ren của bulông, đai ốc cũng như tránh làm hỏng các lớp giấy lóp chống ẩm, hay hòm gỗ bảo quản cấu kiện. Trong quá trình vận chuyển, bốc xếp các hòm này phải nhẹ nhàng và che phủ tránh mưa nắng. Bên ngoài hòm phải ghi rõ đầy đủ quy cách và số lượng cấu kiện.
2.6. Khi cẩu nâng các thanh, dầm, bó, hòm cấu kiện phải theo đúng các quy định về thao tác để bảo đảm an toàn lao động kỹ thuật. Nghiêm cấm văng, quật gây xung kích quá mạnh làm cong vênh, sây sát các thanh dầm, bó, hòm cấu kiện. Nghiêm cấm để các thanh dầm thép lên những chỗ gồ ghề, hoặc chất chồng chéo lên nhau.
2.7. Buộc dây để cẩu phải đúng vị trí quy định và phải chêm lót nơi buộc dây. Tuyệt đối không buộc dây vào các vị trí mặt thép có lớp sơn, mạ bảo vệ ma sát và vị trí có lỗ bulông.
B. CÔNG TÁC BẢO QUẢN THANH, DẦM THÉP VÀ CẤU KIỆN
2.8. Trong mọi trường hợp khi xếp các thành, dầm đều phải đảm bảo thoáng; nên lợi dụng gió thiên nhiên và ánh sáng mặt trời để chống đọng nước và hơi nước.
2.9. Đối với những thanh, dầm đã tạo mặt ma sát và phủ lớp chống gỉ, phải đặc biệt chú ý bảo vệ cho vùng đã tạo ma sát đó không bị ngưng tụ nước. Nếu kiểm tra thấy ngưng tụ nước phải thực hiện mọi biện pháp để làm khô (hong khô, thổi hơi ép …).
2.10. Trong quá trình vận chuyển, cẩu nâng các thanh, dầm đã được bọc bảo vệ mặt ma sát phải tránh làm bong lớp bọc bảo vệ đó (như đệm rơm, cao su, vải v.v…). Khi đến bãi phải bỏ lớp bọc để mặt thép được thoáng.
2.11. Đối với các thanh, dầm có đánh ký hiệu trong chế tạo lúc bảo quản phải xếp đặt sao cho dễ đọc các ký hiệu đó để tránh nhầm lẫn khi lắp ráp.
2.12. Đối với các bản nút, bản nối, bản phủ phải được xếp đặt trong nhà có mái che, kê cao cách m
Để xem đầy đủ nội dung Tiêu chuẩn/Quy chuẩn và sử dụng toàn bộ tiện ích của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
- 1Tiêu chuẩn ngành 22TCN 204:1991 về bulông cường độ cao dùng cho cầu thép - yêu cầu kỹ thuật
- 2Tiêu chuẩn ngành 22TCN 247:1998 về quy trình thi công và nghiệm thu dầm cầu bê tông dự ứng lực
- 3Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 100:1963 về Bulông tinh đầu vuông nhỏ có cổ định hướng - Kích thước
- 4Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 101:1963 về Bulông thông dụng - Yêu cầu kỹ thuật
- 5Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 72:1963 về Bulông thô đầu sáu cạnh - Kích thước
- 6Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 73:1963 về Bulông thô đầu sáu cạnh nhỏ - Kích thước
- 7Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 77:1963 về Bulông thô đầu chỏm cầu cổ vuông dùng cho gỗ - Kích thước
- 8Tiêu chuẩn ngành 22 TCN 280:2001 về tiêu chuẩn kỹ thuật hàn cầu thép do Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 1Tiêu chuẩn ngành 22TCN 204:1991 về bulông cường độ cao dùng cho cầu thép - yêu cầu kỹ thuật
- 2Tiêu chuẩn ngành 22TCN 247:1998 về quy trình thi công và nghiệm thu dầm cầu bê tông dự ứng lực
- 3Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 100:1963 về Bulông tinh đầu vuông nhỏ có cổ định hướng - Kích thước
- 4Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 101:1963 về Bulông thông dụng - Yêu cầu kỹ thuật
- 5Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 72:1963 về Bulông thô đầu sáu cạnh - Kích thước
- 6Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 73:1963 về Bulông thô đầu sáu cạnh nhỏ - Kích thước
- 7Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 77:1963 về Bulông thô đầu chỏm cầu cổ vuông dùng cho gỗ - Kích thước
- 8Tiêu chuẩn ngành 22 TCN 280:2001 về tiêu chuẩn kỹ thuật hàn cầu thép do Bộ Giao thông vận tải ban hành
Tiêu chuẩn ngành 22TCN 24:1984 về quy trình thi công và nghiệm thu dầm cầu thép liên kết bằng bulông cường độ cao do Bộ Giao thông vận tải ban hành
- Số hiệu: 22TCN24:1984
- Loại văn bản: Tiêu chuẩn ngành
- Ngày ban hành: 01/01/1984
- Nơi ban hành: Bộ Giao thông vận tải
- Người ký: ***
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 23/11/2024
- Tình trạng hiệu lực: Chưa xác định