Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
ĐÁNH GIÁ SỰ PHÙ HỢP - YÊU CẦU ĐỐI VỚI TỔ CHỨC CHỨNG NHẬN SẢN PHẨM, QUÁ TRÌNH VÀ DỊCH VỤ
Comformity assessment - requirements for bodies certifying products, processes and services
Lời nói đầu
TCVN ISO/IEC 17065:2013 thay thế TCVN 7457:2004 (ISO/IEC Guide 65:1996);
TCVN ISO/IEC 17065:2013 hoàn toàn tương đương với ISO/IEC 17065:2012;
TCVN ISO/IEC 17065:2013 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC 176 Quản lý chất lượng và đảm bảo chất lượng biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
Lời giới thiệu
Mục đích chung của chứng nhận sản phẩm, quá trình hay dịch vụ là mang lại sự tin cậy cho tất cả các bên quan tâm rằng sản phẩm, quá trình hay dịch vụ thỏa mãn các yêu cầu quy định. Giá trị của chứng nhận là mức độ tin cậy và tin tưởng được thiết lập thông qua sự thể hiện tính khách quan và năng lực trong việc thực hiện đầy đủ các yêu cầu quy định của một bên thứ ba. Các bên quan tâm tới chứng nhận bao gồm, nhưng không giới hạn ở, các đối tượng sau:
a) khách hàng của tổ chức chứng nhận;
b) khách hàng của tổ chức có sản phẩm, quá trình hay dịch vụ được chứng nhận;
c) cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền;
d) các tổ chức phi chính phủ; và
e) người tiêu dùng và các thành viên khác của cộng đồng.
Các bên quan tâm có thể mong đợi hoặc yêu cầu tổ chức chứng nhận đáp ứng tất cả các yêu cầu của tiêu chuẩn này, cũng như những yêu cầu của chương trình chứng nhận khi thích hợp.
Chứng nhận sản phẩm, quá trình hay dịch vụ là phương thức mang lại sự đảm bảo rằng sản phẩm, quá trình hay dịch vụ phù hợp với các yêu cầu quy định trong tiêu chuẩn và các tài liệu quy định khác. Một số chương trình chứng nhận sản phẩm, quá trình hay dịch vụ có thể bao gồm thử nghiệm hoặc giám định và đánh giá ban đầu hệ thống quản lý chất lượng của nhà cung ứng, sau đó là giám sát hệ thống quản lý chất lượng và thử nghiệm hoặc giám định mẫu lấy từ sản xuất và thị trường. Các chương trình khác thì dựa vào thử nghiệm ban đầu và thử nghiệm khi giám sát, trong khi vẫn có những chương trình chỉ bao gồm thử nghiệm điển hình.
Tiêu chuẩn này quy định các yêu cầu mà việc tuân thủ những yêu cầu này nhằm đảm bảo tổ chức chứng nhận triển khai các chương trình chứng nhận một cách có năng lực, nhất quán và khách quan, thông qua đó tạo thuận lợi cho việc thừa nhận những tổ chức này và chấp nhận sản phẩm, quá trình và dịch vụ được chứng nhận ở cấp quốc gia và quốc tế từ đó tạo thuận lợi cho thương mại quốc tế. Tiêu chuẩn này có thể được sử dụng bởi cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền, chủ chương trình và các bên khác làm chuẩn mực công nhận hoặc đánh giá đồng đẳng hay chỉ định.
Trên hết, các yêu cầu được nêu trong tiêu chuẩn này được coi là chuẩn mực chung cho các tổ chức chứng nhận triển khai các chương trình chứng nhận sản phẩm, quá trình hay dịch vụ; các yêu cầu này có thể phải được mở rộng khi ngành công nghiệp cụ thể hay các ngành khác sử dụng hoặc khi phải tính đến các yêu cầu đặc biệt như sức khỏe và an toàn. Phụ lục A bao gồm các nguyên tắc liên quan đến tổ chức chứng nhận và hoạt động chứng nhận mà tổ chức cung cấp.
Tiêu chuẩn này không thiết lập yêu cầu đối với các chương trình và cách thức xây dựng chương trình cũng như không nhằm giới hạn vai trò hoặc sự lựa chọn của chủ chương trình, tuy nhiên các yêu cầu của chương trình không nên mâu thuẫn hay loại trừ bất kỳ yêu cầu nào của tiêu chuẩn này.
Tuyên bố về sự phù hợp với tiêu chuẩn áp dụng hoặc với tài liệu quy định khác có thể dưới hình thức giấy chứng nhận và/hoặc dấu phù hợp. Trong nhiều trường hợp, các chương trình chứng nhận sản phẩm hay nhóm sản phẩm, quá trình và dịch vụ cụ thể theo tiêu chuẩn hoặc tài liệu quy định khác sẽ đòi hỏi tài liệu diễn giải riêng.
Mặc dù tiêu chuẩn này liên quan đến bên thứ ba cung cấp chứng nhận sản phẩm, quá trình hay dịch vụ, nhưng nhiều điều khoản của tiêu chuẩn cũng có thể hữu ích cho thủ tục đ
Để xem đầy đủ nội dung và sử dụng toàn bộ tiện ích của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
- 1Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN ISO 9000:2007 (ISO 9000 : 2005) về hệ thống quản lý chất lượng - cơ sở và từ vựng do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 2Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN ISO 9001:2008 (ISO 9001 : 2008) về hệ thống quản lý chất lượng - Các yêu cầu
- 3Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7776:2008 (ISO/IEC GUIDE 28:2004) về đánh giá sự phù hợp - Hướng dẫn về hệ thống chứng nhận sản phẩm của bên thứ ba
- 4Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO/IEC 17025:2007 (ISO/IEC 17025 : 2005) về Yêu cầu chung về năng lực của phòng thử nghiệm và hiệu chuẩn
- 5Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN ISO/IEC 17020:2001 (ISO/IEC 17020 : 1998) về Chuẩn mực chung cho các hoạt động của tổ chức tiến hành giám định do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành
- 6Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7775:2008 (ISO/IEC GUIDE 23 : 1982) về Phương pháp thể hiện sự phù hợp với tiêu chuẩn dùng cho hệ thống chứng nhận của bên thứ ba
- 7Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7778:2008 (ISO/IEC GUIDE 53 : 2005) về Đánh giá sự phù hợp - Hướng dẫn sử dụng hệ thống quản lý chất lượng của tổ chức trong việc chứng nhận sản phẩm
- 8Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7779:2008 (ISO/IEC GUIDE 67 : 2004) về Đánh giá sự phù hợp - Nguyên tắc cơ bản trong chứng nhận sản phẩm
- 9Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN ISO/IEC 17011:2005 (ISO/IEC 17011 : 2004) về Đánh giá sự phù hợp - Yêu cầu chung đối với cơ quan công nhận - Các tổ chức đánh giá sự phù hợp do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 10Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7457:2004 (ISO/IEC GUIDE 65 : 1996) về Yêu cầu chung đối với các tổ chức điều hành hệ thống chứng nhận sản phẩm do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 11Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 19011:2013 (ISO 19011 : 2011) về Hướng dẫn đánh giá hệ thống quản lý
- 12Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 31000:2011 về Quản lý rủi ro – Nguyên tắc và hướng dẫn
- 13Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN ISO/IEC 17021:2011 (ISO/IEC 17021:2011) về Đánh giá sự phù hợp - Yêu cầu đối với tổ chức đánh giá và chứng nhận hệ thống quản lý
- 14Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 10002:2007 (ISO 10002:2004) về Hệ thống quản lý chất lượng – Sự thỏa mãn của khách hàng – Hướng dẫn về xử lý khiếu nại trong tổ chức
- 15Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 25:2016/BYT về Điện từ trường tần số công nghiệp - Mức tiếp xúc cho phép điện từ trường tần số công nghiệp tại nơi làm việc
- 16Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO/IEC TS 17021-2:2013 (ISO/IEC TS 17021-2:2012) về Đánh giá sự phù hợp – Yêu cầu đối với tổ chức đánh giá và chứng nhận hệ thống quản lý – Phần 2: Yêu cầu về năng lực đánh giá và chứng nhận hệ thống quản lý môi trường
- 17Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO/IEC 17030:2011 (ISO/IEC 17030:2003) về Đánh giá sự phù hợp - Yêu cầu chung về dấu phù hợp của bên thứ ba
- 18Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO/IEC 17007:2011 (ISO/IEC 17007:2009) về Đánh giá sự phù hợp - Hướng dẫn biên soạn tài liệu quy định sử dụng để đánh giá sự phù hợp
- 19Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO/PAS 17001:2008 (ISO/PAS 17001 : 2005) về Đánh giá sự phù hợp - Tính công bằng - Nguyên tắc và yêu cầu
- 20Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO/PAS 17002:2009 (ISO/PAS 17002 : 2004) về Đánh giá sự phù hợp - Tính bảo mật - Nguyên tắc và yêu cầu
- 21Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO/PAS 17003:2009 (ISO/PAS 17003 : 2004) về Đánh giá sự phù hợp - Khiếu nại và yêu cầu xem xét lại - Nguyên tắc và yêu cầu
- 22Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO/PAS 17004:2009 (ISO/PAS 17004 : 2005) về Đánh giá sự phù hợp - Công khai thông tin - Nguyên tắc và yêu cầu
- 23Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO/PAS 17005:2011 (ISO/PAS 17005:2008) về Đánh giá sự phù hợp - Sử dụng hệ thống quản lý - Nguyên tắc và yêu cầu
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO/IEC 17065:2013 (IEC/ISO 17065: 2012) về Đánh giá sự phù hợp – Yêu cầu đối với tổ chức chứng nhận sản phẩm, quá trình và dịch vụ
- Số hiệu: TCVNISO/IEC17065:2013
- Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
- Ngày ban hành: 01/01/2013
- Nơi ban hành: ***
- Người ký: ***
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 22/01/2025
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra